Độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Sene Neak Ta “thường gọi là ông Tà”, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum, sóc (hay còn gọi là ấp) bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người.
Độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Già làng Lâm Uông ở xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) cho biết, Lễ hội Sene Neak Ta có nhiều loại, tùy theo phạm vi ảnh hưởng mà người Khmer chia thành Sene Neak Ta của phum, sóc.

Mỗi Neak Ta thường có miếu thờ riêng, bên trong miếu, thờ hình tượng Neak Ta. Hình tượng Neak Ta là những hòn đá to, nhỏ. Neak Ta không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần có thể chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp.

Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Sene Neak Ta để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà.Tùy từng khu vực và phạm vi ảnh hưởng của Neak Ta mà việc cúng được tổ chức lớn hay nhỏ.

Đơn cử như ở xã Nha Bích vừa qua, có 3 ấp tổ chức lễ hội chung. Lễ có sự tham gia của nhiều người với lễ vật như con gà, vịt, bánh trái… Ngoài ra, lễ vật cũng phong phú hơn mỗi khi đoàn diễu hành đến từng nhà thường được chủ nhà cho con gà, chai rượu, nải chuối xiêm hay trái dừa, cơm, muối, gạo, hoa quả, bánh trái…

Mỗi năm, không khí lễ hội trở nên đông hơn với cả ngàn người tham gia, trong đó thanh thiếu niên chiếm số lượng lớn. Trong lúc đoàn diễu hành đi đến từng nhà, đi qua các trục đường chính, những người được hóa trang thành nhân vật rất riêng, đeo mặt nạ... luôn tạo ra các trò vui cười cùng tiếng trống, kèn, kèm theo đó là nước được hắt liên tục vào đám đông đang diễu hành tạo nên không khí vui nhộn.

Sau khi đi qua các nhà, những con đường trong ấp, đoàn diễu hành đến một nhà đã được chọn trước khi lễ diễn ra. Các già làng cùng những người lớn tuổi thực hiện theo nghi thức truyền thống. Người đại diện cho bà con báo cáo với Neak Ta tình hình sản xuất trong năm vừa qua, đồng thời dâng vật phẩm cúng trả lễ Sene Neak Ta và cầu xin ông tiếp tục che chở, bảo vệ dân làng khỏe mạnh, phù hộ cho bà con sản xuất vụ mùa sau đạt hiệu quả cao hơn.

Tiếp theo, đoàn diễu hành cùng người đại diện mang các lễ vật, tiến đến miếu thờ Neak Ta. Tất cả người tập trung tại miếu Neak Ta, những người đại diện bày các vật phẩm và thực hiện các nghi lễ truyền thống và cùng chúc người dân tốt lành, bình an, may mắn...

Người đại diện cho người dân trong làng sẽ đem vật phẩm chia nhau cho mọi người thưởng thức, hưởng lộc để làm lễ cầu an. Trong đó, cầu những người đã khuất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, xua tan đi những điều không may, những ưu phiền, bệnh tật và ước muốn vạn sự như ý, nhà nhà có cuộc sống vui khỏe, ấm no hơn.

Sau khi cầu an xong, đoàn diễu hành tiếp tục đi 3 vòng miếu với mong muốn thần linh tiếp tục che chở, phù hộ cho sản xuất được mùa để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lúc đó mọi người cùng nhau múa, hát những điệu truyền thống của đồng bào Khmer.

Trong ngày lễ, nơi đây không chỉ có riêng đồng bào Khmer mà còn có sự giao lưu, chung vui của các dân tộc khác đang sinh sống trên địa bàn. Anh Lâm Đại ở xã Nha Bích cho biết, hằng năm anh cùng chung vui trong lễ hội Sene Neak Ta. Lễ hội giúp mọi người sau một năm lao động vất vả gặp gỡ vui chơi, gắn kết nhau trong cộng đồng hơn.

Bà Lâm Thị Tây xã Nha Bích phấn khởi vì văn hóa đặc sắc của dân tộc mình vẫn đang được lưu giữ. “Năm nào, tôi cũng tham gia cùng mọi người nên rất vui. Khi có dịch bệnh, bà con tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, không tập trung đông người. Lễ thường diễn ra tại phum, sóc nên rất tiết kiệm, đảm bảo an ninh trật tự. Hầu hết mọi người tham gia với ý nghĩa cầu an, cầu mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi, bình an cho gia đình, họ hàng”, bà Lâm Thị Tây chia sẻ.

Sene Neak Ta là một lễ hội, một sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa riêng. Đồng thời, lễ hội thể hiện niềm tin của con người vào thiên nhiên, thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng không chỉ riêng dân tộc Khmer mà tất cả dân tộc khác trên địa bàn sinh sống.

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.