Độc đáo máy in gốm 3D

[Ngày Nay] - Một nhóm sinh viên ở Đà Nẵng đã quyết định ứng dụng công nghệ in 3D để làm ra những sản phẩm gốm đa dạng và tạo hướng đi mới cho một nghề truyền thống đang dần thiếu tính cạnh tranh…
Nhóm sinh viên bên sản phẩm của mình.
Nhóm sinh viên bên sản phẩm của mình.

Đó là chiếc máy in gốm 3D do nhóm sinh viên Đoàn Công Trung, Nguyễn Thanh Đô, Nguyễn Văn Dũng (trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) chế tạo.

Sản phẩm của 3 em có tính ứng dụng cao, hoạt động tốt và in được các sản phẩm đẹp. Bên cạnh đó, chiếc máy cũng có thể dùng cho việc dạy học, làm mô hình kiến trúc. Đây là một sản phẩm tiêu biểu khi áp dụng công nghệ cao vào các ngành nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị mai một...”, TS Lê Hoài Nam

Theo các bạn, máy in 3D hiện không còn xa lạ gì với thế giới, thậm chí đã từng xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Việt Nam. Song, các máy in truyền thống thường dùng nguyên liệu là nhựa, kim loại, thủy tinh... để tạo hình, còn in với nguyên liệu đất sét lại cần chi phí lớn.

Chia sẻ về lý do chọn làm máy in 3D, các bạn cho hay trong một lần đi trải nghiệm nghề gốm ở Thanh Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nhóm thấy nghề gốm ngày càng có chiều hướng đi xuống, máy móc thủ công thô sơ, sức lao động bỏ ra nhiều… Cộng với đó là ý tưởng về robot delta từ thầy hướng dẫn nên nhóm quyết định làm một cái gì đó phục vụ cho nghề truyền thống này.

Để tạo nên sản phẩm, nhóm đã mất hơn 9 tháng với nhiều công đoạn như tìm hiểu các đề tài tương tự trên thế giới và đưa ra ý tưởng ban đầu, lên kế hoạch thực hiện, thiết kế, thi công phần robot delta, thiết kế, thi công phần đầu in, tìm hiểu về đất sét và quá trình tạo hình, test máy với đất sét thực tế, tính toán mô hình học robot delta song song đó là làm thực nghiệm, đưa ra thông số máy và đất sét để tạo sản phẩm mong muốn…

Máy in gốm 3D gồm 3 bộ phận chính: Robot delta dùng để tạo hình 3D, đầu in - bộ phận tiếp liệu để đưa đất sét vào khi in (bộ phận quan trọng nhất), máy tính để dựng hình 3D và điều khiển robot delta hoạt động.

Độc đáo máy in gốm 3D ảnh 1

Máy in gốm 3D đa năng của nhóm sinh viên.

Máy in gốm có kích thước lớn (cao khoảng 1,6m) có thể in được các sản phẩm bình, lọ gốm cỡ vừa, có chiều cao tối đa 0,8 m. Thiết bị in được sản phẩm gốm không chỉ tròn xoay như gốm truyền thống mà nhiều hình dạng phức tạp khác.

Máy in gốm chế tạo ra sử dụng cơ cấu robot delta kiểu ba khớp trượt với ưu điểm in được các vật dụng bằng gốm không đối xứng tròn xoay, có hình dáng và hoa văn phức tạp (khác với cách làm gốm truyền thống là chỉ tạo hình được các vật dụng bằng gốm đối xứng tròn xoay nhờ vào một bàn quay). Nhờ vào ưu điểm của robot delta, thời gian tạo hình vật liệu sẽ được rút ngắn.

“Các sản phẩm được tạo ra từ máy in gốm 3D hướng đến sử dụng cho mảng trang trí mỹ nghệ, nội thất và nghệ thuật. Máy in sẽ không cạnh tranh trực tiếp với gốm sứ truyền thống mà hỗ trợ để cùng phát triển. Ngoài ra, khi đưa sản phẩm từ máy in gốm 3D vào triển lãm cùng với trải nghiệm thực tế về gốm truyền thống và làm gốm công nghệ cũng là bước đi mới.Ứng dụng in 3D trong sản xuất gốm có thể dùng trong du lịch, quảng bá hình ảnh cũng như truyền cảm hứng công nghệ cho mọi người…”, Dũng chia sẻ.

Cũng theo các bạn sinh viên này, khi thực hiện đề tài, họ đã gặp không ít khó khăn như quá trình tạo được đất sét như mong muốn trước khi in khá tốn thời gian, quá trình tính toán mô hình của robot delta khó, khi chạy thực nghiệm phải chạy nhiều lần để ra thông số mong muốn mới có thể tạo được sản phẩm đúng như yều cầu.

“Sản phẩm của 3 em có tính ứng dụng cao, hoạt động tốt và in được các sản phẩm đẹp. Bên cạnh đó, chiếc máy cũng có thể dùng cho việc dạy học, làm mô hình kiến trúc. Đây là một sản phẩm tiêu biểu khi áp dụng công nghệ cao vào các ngành nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị mai một...”, TS Lê Hoài Nam, Phó khoa Cơ khí của trường nhận xét. Hiện nay, thiết bị đã có thể in được khá nhiều sản phẩm với hình dáng phức tạp, máy làm việc khá ổn định. Nhóm sinh viên cũng thổ lộ sắp tới, nhóm sẽ tự động hóa quá trình xử lý đất sét trước khi in, lên kế hoạch cho máy nung tự động và đa dạng hóa sản phẩm…

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.