Độc đáo trò chơi dân gian pháo đất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Pháo đất - trò chơi dân gian có từ lâu đời và hiện vẫn được bảo tồn ở Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng.
Các pháo thủ tham gia là những trai tráng trong làng. Ảnh tư liệu: TTXVN
Các pháo thủ tham gia là những trai tráng trong làng. Ảnh tư liệu: TTXVN

Chiều 27/1, tại huyện Tứ Kỳ đã diễn ra chương trình giao lưu, thi đấu pháo đất cổ truyền Xuân Quý Mão 2023 với hơn 100 pháo thủ của 3 đội đến từ các xã Minh Đức, Quang Khải, Đại Hợp. Đây là những xã có truyền thống về pháo đất của huyện Tứ Kỳ.

Theo đó, mỗi đội sẽ thi đấu 3 dây pháo và chỉ được gieo 30 pháo/30 pháo thủ; mỗi dây pháo thi đấu trong thời gian 45 và khi gieo pháo xuống sàn đấu sẽ được trọng tài đo chiều dài của 2 đầu manh pháo để tính điểm.

Tương truyền Pháo đất ở Hải Dương có từ thời Hai Bà Trưng, quân và dân đã dùng tiếng nổ của pháo đất để nghi binh và áp đảo tinh thần của giặc... Lại có thuyết truyền rằng: Voi chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa và nhân dân đã ném đất xuống bãi lầy tạo đường đi để cứu voi... Từ đó, mỗi khi rỗi việc đồng áng, nhân dân thường tập trung diễn lại cảnh tung đất cứu voi khi xưa và dần đã trở thành trò chơi pháo đất.

Trò chơi pháo đất thường diễn ra từ tháng Giêng đến hết tháng 4 âm lịch và được tổ chức ở các địa điểm sinh hoạt văn hóa công cộng như nhà văn hóa, sân đình. Những năm nào lúa dự kiến được mùa thì các hội thi pháo đất sẽ được tổ chức nhiều hơn để mừng cho một mùa bội thu.

Theo những người chơi pháo đất thì làm một quả pháo phải trải qua nhiều công đoạn và cần sự tập trung, tỷ mỉ.

Theo anh Nguyễn Đình Bôn, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, một pháo thủ có nhiều kinh nghiệm thì việc chọn đất làm pháo khá công phu. Đất làm pháo phải là đất thịt, được lấy từ các cánh đồng và không được lẫn phù sa, tạp chất, phải lấy ở độ sâu khoảng 2 mét. Sau khi lấy đất về thì phải dùng liềm thái, vồ đập cho đất nhuyễn, mịn và không dính tay; cùng với đó, người chơi còn phải nấu hồ để hòa lẫn vào đất, tạo độ kết dính.

Khi làm đất xong, quá trình làm một quả pháo cũng khá công phu. Các pháo thủ phải dùng chân, tay dậm, đấm, lèn chặt quả đất để tạo hình cho quả pháo. Pháo phải có hình bầu dục, mõm pháo nhỏ hơn gáy pháo, phần giữa dày hơn hai bên. Sau khi tạo hình xong quả pháo, các pháo thủ dùng khăn vải thấm nước, vắt khô để lau mép pháo. Dùng hai tay bấm manh pháo (viền mép pháo) cho đều...

Khi đã bấm manh xong, pháo thủ dùng dao (hoặc thanh tre nhọn) khía sâu vào rãnh của manh cho đứt hẳn. Sau đó, tiếp tục bấm một lần đất phủ kín chỗ đã khía để làm liền manh. Ở phần mõm pháo, pháo thủ rạch một đường dài khoảng 5cm, gọi là ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra. Ngắt manh xong, người làm pháo chỉnh cho pháo cân đối lần cuối trước khi gieo.

Mỗi quả pháo thường có trọng lượng từ 60 đến 80kg nên trước khi gieo phải cần vài người hỗ trợ nâng pháo lên cho pháo thủ. Khi chuẩn bị gieo, chân pháo thủ đứng vuông với hai vai, khuỷu tay tỳ vào bụng, hai bàn tay xòe ra đỡ lấy bụng pháo và giữ pháo cân bằng. Khi gieo, pháo thủ phải để hai chân mở bằng vai, dồn lực vào hai gối, hai nách khép, sau đó dùng lực của hai cánh tay để tán pháo, rồi mới gieo xuống. Để gieo pháo tốt, đòi hỏi mỗi pháo thủ phải rèn luyện cả về sức khỏe và kinh nghiệm.

Anh Đỗ Đông Phong, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, một pháo thủ chia sẻ: "Trước khi gieo pháo, mỗi pháo thủ cần hít thở sâu, lấy lại sự bình tĩnh và nhìn bàn gieo pháo để làm sao gieo cho cân, vuông thì quả pháo mới ra cân 2 bên cánh và pháo ra dài hơn".

Mỗi trận đấu pháo đất có số lượng các sòng thi đấu và số pháo khác nhau. Thông thường, mỗi trận đấu có 4 sòng và mỗi sòng có 20 lần gieo pháo. Trong một sòng, mỗi pháo thủ chỉ được gieo 1 pháo. Đội thắng ở một sòng thi đấu phải có tổng số thước các pháo cộng lại lớn hơn đội khác từ 2 thước pháo trở lên (một thước pháo bằng 40cm). Pháo được đo là manh pháo phải bung ra lớn hơn 2 thước và không bị tan.

Trọng tài sẽ dùng thước đo hai mép của manh pháo để tính độ dài pháo ra. Đội chiến thắng trong một trận đấu có số thước pháo lớn nhất và hơn đối thủ 2 thước trở lên. Mọi người đều cho rằng, tiếng pháo càng to, dây pháo dài là năm đó sẽ có một mùa mưa nắng thuận hòa, mùa màng tươi tốt…

Ông Dương Hà Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ chia sẻ "Pháo đất là trò chơi dân gian có lịch sử lâu đời, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc với hàng ngàn năm lịch sử. Thông qua trò chơi pháo đất, trai tráng thôn quê rèn luyện thêm sức khỏe. Đồng thời, pháo đất còn là hoạt động nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân gian, gắn với bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xâ hội; tăng cường khối đại đoàn kết, tạo không khí vui tươi phấn khởi, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân".

Hiện Pháo đất đã trở thành một trò chơi dân gian không thể thiếu trong các dịp lễ hội đầu Xuân ở một số địa phương tại Hải Dương như Ninh Giang, Tứ Kỳ... và gần đây đã được đưa vào Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn Kiếp Bạc. Mỗi khi diễn ra hội thi, pháo đất luôn thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo du khách trong và ngoài nước; đó cũng là cách để Hải Dương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong thời hiện đại.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.