Đòi nợ kiểu bất lương - Bài 2: Có dấu hiệu “bắt cóc” con nợ?!

(Ngày Nay) - Chiều 19/6, một nhóm thanh niên ập tới căn nhà 91/ 46 Phạm Văn Chiêu (phường 14, Gò Vấp, TP.HCM) khủng bố, đe dọa, buộc con nợ phải trả tiền cho Công ty tài chính FE CREDIT.
Bộ hợp đồng vay tiền giữa anh Tâm và Công ty Tài chính FE CREDIT tại hiện trường nơi anh Tâm nhảy cầu tự tử. Ảnh: CTV
Bộ hợp đồng vay tiền giữa anh Tâm và Công ty Tài chính FE CREDIT tại hiện trường nơi anh Tâm nhảy cầu tự tử. Ảnh: CTV
Suốt gần 5 giờ đe dọa tinh thần và thể xác nhưng không đòi được tiền, các đối tượng đòi nợ thuê “áp tải” hai vợ chồng con nợ về trụ sở công ty để tiếp tục uy hiếp. Hành vi vô cùng nghiêm trọng, diễn ra công khai, ầm ĩ, kéo dài nhưng chính quyền địa phương và cả công an cũng không ai có mặt can thiệp.
Khủng bố, đánh đập, “bắt cóc” con nợ
Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, lúc 15 giờ ngày 19/6, một nhóm thanh niên đi trên xe máy tới trước nơi gia đình anh Lê Thành Tâm (SN 1978) sinh sống. Cả nhóm quan sát xung quanh rồi dựng xe trước nhà 91/46 Phạm Văn Chiêu la hét yêu cầu mở cửa.
Thấy đám người hung hãn tìm tới, dù không biết chuyện gì nhưng vì quá sợ hãi, chị Nguyễn Ngọc Đài Trang (vợ anh Tâm) vội vã đóng cửa, tìm nơi lẩn trốn.
Khi anh Tâm đi làm trở về nhà thì bị nhóm côn đồ phát hiện. Không còn cách nào khác, chị Đài phải mở cửa để chồng và nhóm người đó vào nhà. Nhóm đòi nợ thuê dồn anh Tâm vào góc nhà, thay nhau đe nẹt, động chân tay... "Mày tính trốn nợ hả? Khôn hồn thì trả tiền ngay. Không trả tao đánh chết" - chị Đài kể lại những hành động kiểu xã hội đen của nhóm người đòi nợ.
Chứng kiến từ đầu tới cuối cảnh ba bị hành hung, con trai anh Tâm phải rất khó khăn mới thuật lại thành lời: "Hết người này đến người kia chửi, nạt nộ rồi xách tai ba lên, tát lia lịa vào má, mặt. Ba con khi đó, chỉ ngồi im một chỗ, mặt cúi gằm, khóc. Con khi đó sợ lắm, nên nép vào góc cầu thang nhìn ra".
Lần lượt tốp này vào, đánh chán, chửi mắng chán lại đi ra để cho tốp khác vào đe nẹt con nợ. Suốt 2 giờ đồng hồ vẫn không thể lấy được tiền vì con nợ đang kiệt quệ, nhóm người đó cho vợ chồng anh Tâm "quyền trợ giúp, gọi điện cho người thân để mượn tiền trả".
Đòi nợ kiểu bất lương - Bài 2: Có dấu hiệu “bắt cóc” con nợ?! ảnh 1

Vợ và hai con anh Tâm thuật lại sự việc. Ảnh Linh Vũ

Sau đó, nhóm người đòi nợ ép vợ chồng anh Tâm đi xe máy theo chúng về công ty. Quá sợ hãi, vợ chồng anh Tâm buộc phải làm theo. "Dọc đường, bọn chúng có hơn chục người chạy xe trước, xe sau, bao quanh tứ phía. Trong lúc hoảng loạn, tôi không thể nhớ hay hình dung nổi quãng đường từ nhà tới chỗ chúng đưa vợ chồng tôi tới" - chị Đài kể và nói rằng chỉ nhớ là đi từ Phạm Văn Chiêu qua Quang Trung tới Phan Huy Ích (quận Gò Vấp). Nơi dừng chân là một công ty có biển đòi nợ thuê....
Tại đây, nhóm côn đồ tiếp tục uy hiếp anh Tâm để đòi tiền nhưng thêm 2 tiếng đồng hồ vô nghĩa. Lúc này, cả nhóm ra tối hậu thư, buộc anh Tâm và vợ viết giấy nợ 105 triệu đồng, giảm 63 triệu đồng so với lúc đầu 168 triệu đồng. Anh Tâm và vợ phải cam kết sau 3 ngày, tức ngày 22/6 phải trả đủ tiền. Trước khi thả cho về, nhóm này đưa cho vợ chồng anh Tâm một tờ giấy, trên đó ghi địa chỉ đến giao tiền là: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, 144 Cộng Hòa, F12, Q Tân Bình (Tòa nhà FE), 0902.566.0XX (Thành).
Chị Đài nhớ lại: "Đến gần 21 giờ, chúng mới thả cho hai vợ chồng về nhà. Lúc này, hai đứa con ở nhà vì quá đói bụng phải lấy cơm nguội ăn tạm. Không ngờ, cơm để lâu đã bị thiu nên hai đứa bị ngộ độc phải vào trạm y tế cấp cứu".
Nhận diện những kẻ đòi nợ thuê
Theo điều tra của phóng viên, mở đầu cuộc "đột kích" nhà anh Tâm là 2 thanh niên mặc áo đen, quần jean, đi giày vải, chiều cao từ 1,65 m tới 1,73 m, đi trên chiếc xe màu xám ập vào căn nhà 91/ 46 Phạm Văn Chiêu. Sau khi giữ được anh Tâm, một người liên tục gọi điện thoại cho các thanh niên khác chạy tới. Lúc cao điểm, trước nhà anh Tâm có tới 6 chiếc xe gắn máy (4 xe tay ga, 2 xe số) có biển số: 59M-2312X, 59E1-0397X,
Đòi nợ kiểu bất lương - Bài 2: Có dấu hiệu “bắt cóc” con nợ?! ảnh 2

Hẻm 91 dẫn vào nhà nạn nhân Lê Thành Tâm. Ảnh Linh Vũ

Trong số những kẻ đòi nợ thuê tới nơi anh Tâm cư ngụ, chúng tôi ghi nhận được 3 nhân vật áo đen, quần jean đi giày vải ban đầu. Trong đó, có một tên cạo tóc gần như trọc, cao hơn 1m7, đi xe 59M-2312,… hai tên còn lại, người trung bình. Tiếp đó là một người đeo kính. Người thứ năm, khoảng 28 tuổi mặc quần vải, áo jean, mang túi xách màu đen trước bụng, đầu đội nón kết, chân đi dép kẹp lởn vởn bên ngoài, gắn tai nghe điện thoại và thường xuyên liên lạc điện thoại. Người thứ sáu, dáng người khá đậm, mặc áo khoác màu đỏ, lởn vởn trước nhà số 91/ 44.

Khoảng 4 giờ sáng 21/6, anh Lê Thành Tâm chạy xe máy lên giữa cầu Phú Long (đoạn thuộc địa phận phường Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương) để lại xe máy, đôi dép và ví tiền rồi nhảy xuống sông Sài Gòn tự tử. Kiểm tra trong ví nạn nhân để lại, cơ quan chức năng phát hiện bộ hợp đồng vay tiền giữa anh Tâm và Công ty tài chính FE CREDIT có giá trị là 40 triệu đồng.

Gần 3 tiếng đồng hồ nhóm người này đe dọa, chửi bới, đánh đấm anh Tâm trước mặt bà con lối xóm nhưng vì sợ hãi trước sự hung hãn của đám đòi nợ thuê nên ai nấy đều vào nhà khóa cửa lẩn tránh. Thậm chí khi vợ anh Tâm tìm đến nhà tổ trưởng cầu cứu nhờ gọi giúp công an xuống giải cứu chồng cũng không được, còn dân phòng cũng không thấy đâu.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).