Sao nỡ xén bớt bữa cơm của học trò?

(Ngày Nay) - Để tiếp khách, người ta sẵn lòng ăn chặn tiền cơm của cả ngàn đứa trẻ; để có quà biếu, sắm xe sang, người ta chẳng màng gì đến liêm sỉ, đạo đức dù bản thân đang ở trong ngành giáo dục.

Nhà báo Hồ Ngọc Giàu
Nhà báo Hồ Ngọc Giàu
Ba cán bộ Phòng GDĐT huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) phải ra đứng trước vành móng ngựa vì ăn chặn 2,8 tỉ đồng tiền ăn trưa của gần 3000 cháu bé từ 3 - 6 tuổi. Số tiền này được chi sai mục đích theo chỉ đạo của Trưởng phòng Phùng Văn Tuấn. Năm 2016, ông Tuấn mất vì bệnh, đến năm 2018 vụ việc mới được phanh phui, và năm nay thì chuẩn bị xét xử.
Những kẻ đang vướng vào vòng lao lý này là kế toán, là thủ quỹ, chắc có lẽ chỉ làm theo “lệnh sếp”. Chợt nhớ câu nói đớn hèn của bị cáo Dương Thị Hồng Liên trong vụ án gian lận điểm thi vừa xét xử: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”. Lý nào là vậy, “ai cũng gù, mình thẳng lưng mới là con người”. Mà đã là con người, là người lớn hẳn hoi, ai lại đi cướp miếng ăn của trẻ con bao giờ.
Phải gọi là “cướp” bởi vì ăn sạch, chi sạch, không còn một đồng nào xuống được tới bữa cơm của các em. Khi bị các trường hỏi đến tiền chế độ, vị Trưởng phòng tên Phùng Văn Tuấn thậm chí chỉ trả lời cho có, rằng: “Chưa được cấp kinh phí”.
Lại nhớ vụ hiệu trưởng bớt xén khẩu phần ăn bán trú của học sinh để trục lợi 533 triệu đồng ở Ninh Bình. Chỉ có một từ thôi, đau xót. Sá gì bữa cơm của các cháu học trò tiểu học, mà vẫn bớt xén, xà xẻo, âm mưu, toan tính được. Chỉ vài mươi ngàn một suất cơm bán trú, mà vẫn tích lũy được hàng trăm triệu đồng, vậy thì các cháu còn lại cái gì để ăn.
Đau lòng hơn, đây cũng không phải chuyện hiếm có khó tìm. Năm nào cũng đôi ba vụ cắt xén bữa cơm của các cháu được đưa ra ánh sáng. Thậm chí, phụ huynh còn thực sự tin rằng, con em đăng kí ăn trưa ở trường sẽ được ưu ái hơn, vì sao vậy, vì có cơm trưa, là ai đó có cơ hội được giây phần.
Cắt xén khẩu phần ăn của học sinh cũng đồng nghĩa với việc bòn rút sức khỏe, bào mòn trí tuệ của các cháu, phản bội lòng tin của phụ huynh, và đạp đổ phẩm giá của người thầy. Làm sao không lắc đầu ngao ngán khi từ hiệu trưởng, đến hiệu phó, kế toán, thủ quỹ suốt ngày chỉ dòm ngó bớt cọng rau, miếng thịt trên chén cơm học trò để đổ đầy túi mình. Chẳng lẽ vài mươi năm trên bục giảng, vài mươi năm “trồng người” chỉ để có chút chức vụ hòng dễ dàng làm chuyện nhục nhã này sao?
Lâu nay, người dân cũng đã quá quen với việc tham nhũng vặt vãnh, bớt xén, xà xẻo của công ở đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề. Nhưng với giáo dục, sự gian dối, tham lam của những kẻ mang danh thầy cô sẽ để lại những tổn thương rất lớn đối với tương lai của đất nước. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí tuệ, một thế hệ lớn lên không được phát triển một cách tốt nhất chỉ vì thầy cô của chúng ngày xưa ăn bớt khẩu phần. Một thế hệ lớn lên không còn biết tin vào sự chính trực, vì đã quen với những dối trá đầy rẫy ngay trong trường học, trường dạy làm người.
Vậy thì có đáng không? Có đáng để đánh đổi tương lai con trẻ, đánh đổi phẩm hạnh, đánh đổi sự cao quý của người thầy để chiếm đoạt những đồng tiền hèn mọn?
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.