Đối thủ

[Ngày Nay] - Tôi đến trường ăn cơm căn tin cùng con trai. Bọn trẻ xếp hàng rất tự giác, rồi từng lớp luân phiên đi vào, ko chen lấn xô đẩy.  Có 1 chú nhóc nước mắt giàn giụa. Cứ i ỉ khóc mãi, như bị ai bắt nạt. Thấy thương quá, đang định xoa đầu hỏi làm sao, thì một ông nhóc khác - chắc là cùng lớp - bá vai bá cổ dỗ dành. Ông này rỉ tai bạn thì thào gì đó, thế là ông kia thút thít một lúc rồi nín. 
Đối thủ

Lúc đấy tôi mới hỏi vì sao, thì ông nhóc dỗ bạn (tay vẫn khoác vai rất kiểu huynh đệ) trả lời thay, là bạn bị gãy cái kính, sợ mẹ mắng. Cháu bảo đừng sợ, cháu sẽ nói với mẹ bạn ấy cho, là chẳng may thôi. 

Tất nhiên, chúng “người lớn” như thế thì tôi còn biết nói gì? 

Bọn nhóc của chúng ta lớn lên mỗi ngày, không phải với những chỉ dấu như quần áo chật, những vạch bút chì đo chiều cao mới trên tường, những câu hỏi mỗi lúc một khó hơn, mà trước tiên là bởi những nhận thức. Có nhận thức, bọn trẻ bắt đầu có hành động và suy nghĩ riêng, không còn nhất nhất rập khuôn như trước.

Bố mẹ và thày cô có thể dạy bọn trẻ kiến thức, nhưng nhận thức là thứ chúng ta không dạy được - ít nhất là bằng lời nói. Bọn trẻ nhìn vào hành vi của người lớn để rút ra nhận thức của chúng. Còn từng đứa nhận thức thế nào, có lẽ lại phụ thuộc vào ông Trời. 

Cùng lớp con trai tôi có một cậu bé rất nổi bật. Mới lớp 3, nhưng cậu nhóc được nhuộm tóc, xài smartphone, đồ hiệu từ đầu đến chân. Nó có phong thái tràn đầy tự tin (tôi đã có lần bắt chuyện, thằng bé nhìn thẳng vào mắt tôi, hỏi đáp gãy gọn không chút ấp úng ngại ngùng). Chơi với các bạn, anh chàng này cùng luôn đóng vai thủ lĩnh, đầu têu các trò nghịch, nghĩ ra một kiểu ăn mừng bàn thắng riêng của đội bóng, và đương nhiên liên tục đánh nhau với các cậu “lệch sóng”. 

Đối thủ ảnh 1

Con tôi học võ, nên không chịu để cậu bạn này bắt nạt, 2 đứa giao đấu nhiều lần (cậu kia cũng có võ). Chuyện trẻ con thôi, ko đến nỗi bố mẹ phải nói chuyện với nhau. Nhưng con tôi không thích bạn đó. Thấy tôi tỏ ra thích thú, hỏi thăm bạn kia nhiều, nó khó chịu. 

- Vì sao bố thích bạn ấy?

- Vì bạn ấy hay mà.

- Con chả thấy hay. Bạn ấy hư.

- Ví dụ hư thế nào con?

- Bạn nhuộm tóc.

- Nhuộm tóc không chắc là hư. Nếu con suy nghĩ kỹ và muốn nhuộm, bố cho con nhuộm. Vấn đề là nhuộm rồi thì phải chấp nhận mọi người đánh giá mình, như con đang đánh giá bạn đây này.

- Bạn hay đánh nhau.

- Ừ đúng cái đó không nên. Nhưng vì các con chịu cho bạn đánh thì bạn mới đáng được mãi chứ. Có cả lỗi ở các con không đoàn kết và dũng cảm mà.

- Bạn học dốt.

- Học dốt không phải là hư. Có thể vì năng lực bạn chỉ đến thế. Mà cũng có thể vì bạn mạnh ở cái khác, như là thể thao chẳng hạn.

- Sao bố cứ thích bạn ấy thế nhỉ?

- Vì bố thấy rất tuyệt khi con có một đối thủ như thế. Người khác biệt, không phải ai cũng thích, không phải lúc nào cũng kết bạn được, nhưng luôn đáng để học tập. Vì họ khác biệt với mình, tức là họ dám nghĩ dám làm khác mình con ạ. 

Sau lần nói chuyện ấy, con tôi không than phiền về cậu bạn rất nghịch kia nữa.

Nhưng tất nhiên, chúng nó vẫn choảng nhau, thỉnh thoảng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.