Đón Trung thu tại các không gian văn hóa trong khu Phố cổ Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 7/9, tại không gian Phố Bích họa Phùng Hưng (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội), Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã khai mạc chuỗi chương trình đón Trung thu tại các không gian văn hóa trong khu phố cổ.
Tiết mục múa lân tại chương trình. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Tiết mục múa lân tại chương trình. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Tại không gian Phố Bích họa Phùng Hưng, khách tham quan được giới thiệu, trải nghiệm làm các đồ chơi Trung thu như: Đèn ông sao, đèn cù, mặt nạ giấy bồi… Người dân và du khách được giao lưu với các nghệ nhân nổi tiếng như: Nghệ nhân con giống bột Đặng Văn Hậu, nghệ nhân đèn kéo quân Nguyễn Văn Quyền và các nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi, chuồn chuồn tre... Ban Tổ chức còn dành không gian để khách có thể tham gia các trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, cướp cờ, đánh chuyền, kéo co, bịt mắt bắt dê, cà kheo, múa sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò…

Nhiều nghệ nhân làm đồ chơi dân gian bày tỏ phấn khởi khi nghề làm đồ chơi truyền thống được đến với không gian văn hóa phố cổ, giới thiệu tới du khách gần xa. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ: "Đã có thời gian, đồ chơi truyền thống bị mai một. Nhưng hiện nay, mặt hàng này đã hồi sinh, nhiều người tìm đến những đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cù, mặt nạ giấy bồi... khiến các nghệ nhân chúng tôi rất phấn khởi. Vì vậy, tại chương trình Trung thu này, tôi luôn cố gắng truyền tải giá trị văn hóa truyền thống đến với càng nhiều người càng tốt".

Cùng thời gian trên, các không gian văn hóa khác trong khu phố cổ đều mở cửa đón khách với những hoạt động vui Tết Trung thu. Tại Ngôi nhà Di sản (số 87 phố Mã Mây), Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các nhà nghiên cứu trưng bày, giới thiệu mâm cỗ trung thu truyền thống và đèn trung thu cua, cá cổ truyền - sản phẩm do Nhà nghiên cứu Trịnh Bách và Nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình khôi phục; giới thiệu bộ ảnh Trung thu Phố cổ đầu thế kỷ XX của Trung tâm Thông tin Khoa học Xã Hội - Viện Hàn Lâm khoa học Xã Hội Việt Nam. Tại Đình Kim Ngân (số 42 - 44, phố Hàng Bạc) và Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 phố Đào Duy Từ) cũng diễn ra các hoạt động giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống.

Đón Trung thu tại các không gian văn hóa trong khu Phố cổ Hà Nội ảnh 1
Học sinh trải nghiệm làm đèn ông sao. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Phó Trưởng ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội Trần Thúy Lan cho biết: "Ông cha ta quan niệm trò chơi dân gian và đồ chơi truyền thông không đơn thuần để giải trí mà còn có giá trị giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ. Những món đồ chơi Trung thu của người Việt như: Ông tiến sỹ giấy, ông đánh gậy, mặt nạ giấy bồi; đèn ông sao, tàu thủy sắt tây, con giống bột… là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo. Do đó, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đều phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội để giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu để mọi người hiểu thêm về giá trị văn hóa truyền thống".

Dịp này, khách tham quan còn được thưởng thức các màn biểu diễn nghệ thuật như: Múa lân, múa rối cạn Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội)… Các hoạt động đón Trung thu do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức diễn ra từ nay đến hết ngày 10/9 (tức 15/8 âm lịch).

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.