Đồng Nai: Hàng trăm giáo viên được hưởng lợi về thâm niên công tác

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 26/12, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác nhận, hàng trăm giáo viên đang giảng dạy trên địa bàn tỉnh được xem xét để được đảm bảo các quyền lợi về xếp lương đối với viên chức ngành giáo dục.
Giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn – Tân Mai trong giờ dạy học. (Ảnh: CTT-Đồng Nai)
Giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn – Tân Mai trong giờ dạy học. (Ảnh: CTT-Đồng Nai)

Bất ngờ với giáo viên trường ngoài công lập trúng tuyển viên chức

Thông tin trên được thực hiện căn cứ theo công văn số 4873/SGDĐT-TCCB của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai gửi đến thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc Sở. Nguyên nhân, trong thời gian vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo nhận được một số thắc mắc liên quan đến việc xếp lương đối với viên chức ngành giáo dục đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm trước khi tuyển dụng.

Cụ thể, đối với trường hợp giáo viên đã có thời gian công tác giảng dạy tại trường ngoài công lập, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và chưa nhận trợ cấp một lần. Sau khi được tuyển dụng và được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm, phần lớn các giáo viên này không được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí làm được tuyển dụng, tiếp nhận.

Để đảm bảo quyền lợi của đội ngũ giáo viên, bà Trương Thị Kim Huệ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã đề nghị thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc tiến hành rà soát việc xếp lương đối với viên chức ngành giáo dục đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm trước khi tuyển dụng.

Đối với các trường hợp đảm bảo điều kiện nhưng xếp lương chưa đúng quy định và do Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hoặc Quyết định trúng tuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo. Đối với các trường hợp đảm bảo điều kiện nhưng xếp lương chưa đúng quy định và do thủ trưởng đơn vị bổ nhiệm, xếp lương kể từ thời điểm phân cấp tuyển dụng theo Quyết định số 53/2021/QĐ-UBND ngày 26/11/2021.

Nhiều giáo viên được truy lĩnh hàng chục triệu đồng

Toàn tỉnh Đồng Nai có 56 cơ sở đào tạo trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai quản lý. Ước tính đợt này, hàng trăm giáo viên được hưởng các quyền lợi từ quyết định của lãnh đạo Sở.

Cô Trần Thị Hoa – Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại một trường THPT trên địa bàn TP.Biên Hòa kể, cô được tuyển dụng viên chức đã 3 năm qua. Tuy nhiên, thời gian trước khi tuyển dụng, cô dạy học cho một trường dân lập. Sau khi trúng tuyển viên chức, cô Hoa cảm thấy thiệt thòi so với đồng nghiệp dù đã có thâm niên gần 10 năm.

Hay tin về việc Sở có hướng dẫn xếp lương đối viên chức ngành giáo dục đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm trước khi tuyển dụng, cô Hoa cảm thấy vững tin hơn khi tiếp tục cống hiến quảng thời gian còn lại cho nghề giáo mà mình đã chọn. Nhẩm tính, cô Hoa có thể được truy lĩnh khoảng vài chục triệu đồng.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Mai Anh – Giáo viên dạy môn Sử của một trường THPT tại TP.Biên Hòa cho biết, bản thân cô rất bất ngờ khi nhận được thông tin trên. Cô Mai Anh không dám tin mình có thể được cộng dồn thâm niên công tác. Hơn 2 năm trúng tuyển viên chức, đây là điều mà cô Mai Anh mong mỏi và chờ đợi.

Đối với nghề giáo, niềm an ủi lớn nhất nhờ vào tiền lương khi đứng trên bục giảng để dạy dỗ các em. Đến tuổi hưu, thâm niên công tác sau gần 40 năm cống hiến sẽ là niềm vui ở tuổi về già.

Cô Hoa và cô Mai Anh cũng như các giáo viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn luôn tin tưởng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có những quyết sách để các giáo viên ngày một vững tin trên bước đường nghề giáo đã chọn.

TIN LIÊN QUAN
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.