'Dòng sông cỏ' của nước Mỹ

[Ngày Nay] - Đầm lầy Everglades là vùng hoang dã cận nhiệt đới lớn nhất còn lại của Mỹ. Nơi đây được xem là một kho báu thiên nhiên quý giá độc nhất của vùng Nam Florida, Mỹ và cũng là vùng hoang dã cận nhiệt đới lớn nhất còn lại của đất nước này.
Một khu vực đầm lầy bên trong Vườn quốc gia Everglades. (Nguồn: Getty).
Một khu vực đầm lầy bên trong Vườn quốc gia Everglades. (Nguồn: Getty).

Nước ở vùng Nam Florida chảy theo hướng từ con sông Kissimmee vào hồ Okeechobee. Sau đó, dòng chảy chuyển hướng về phía Nam qua vùng đất trũng thấp đến vịnh Biscayne và vịnh Florida. Dòng chảy chậm chạp và nông này tạo ra cho địa hình ở đây những “bức khảm” lớn, đó chính là các ao, đầm lầy và rừng tuyệt đẹp. Qua quá trình phát triển lâu dài hàng trăm năm, nơi này giờ đây đã biến thành một hệ sinh thái cân bằng - một tuyệt tác của thiên nhiên.

Mặc dù khu vực này được công nhận là vườn quốc gia của Mỹ từ năm 1934 nhưng phải đến ngày 6/12/1957, nó mới chính thức được thành lập. Ngày 26/10/1976, vườn được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngày 10/11/1978, phần lớn diện tích trong vườn được đưa vào khu vực hoang dã. Nhưng phải đến ngày 24/10/1979, Vườn quốc gia Everglades mới chính thức trở thành Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.

Cho đến năm 1993, Di sản thiên nhiên này đã được UNESCO đưa vào danh sách những Di sản thế giới có nguy cơ bị đe dọa. Điều này là bởi Di sản này bị  thiệt hại do cơn bão Andrew. Phải đến 14 năm sau đó, với những cố gắng và nỗ lực của Chính phủ, hệ sinh thái tại vườn mới được phục hồi.

Đặc biệt là để phục hồi hệ sinh thái nước mặn tại đây, Ban quản lý vườn cũng như chính quyền thành phố đã phải nhờ đến sự góp sức của nhiều chuyên gia quốc tế cũng như các nhà khoa học và các hiệp hội bảo vệ môi trường trên thế giới. Năm 2007, Di sản này đã được đưa ra khỏi danh sách Di sản có nguy cơ bị đe dọa và là một nơi có hệ sinh thái vô cùng đa dạng cho đến nay.

'Dòng sông cỏ' của nước Mỹ ảnh 1

Cá sấu mõm dài Mỹ ở Everglades. (Nguồn: Getty).

Vùng đầm lầy Everglades là ngôi nhà của rất nhiều loài chim như loài diệc trắng lớn, cò, chim sẻ bờ biển… Bên cạnh đó, ở đây còn có loài rắn đầu đen Miami, lợn biển và báo Florida cư trú. Bên cạnh một số loài đặc biệt quý hiếm, các nhà động vật học cũng đã thống kê có 350 loài chim; 300 loài cá; 40 loài động vật có vú và 50 loài bò sát sinh trưởng tại Vườn quốc gia Everglades.

Cùng với sự đa dạng về hệ động vật là sự phong phú của hệ thực vật với các loại cây ngập nước như cỏ răng cưa, cây gọng vó, cây bách, cây thông và thậm chí cả những cây hoa lan xinh đẹp. Nơi đây cũng được biết đến là địa điểm duy nhất trên Trái đất mà loài cá sấu mõm dài Mỹ có thể cùng chung sống với loài cá sấu thường.

Theo các nhà khoa học thì con người đã sống trong vùng đầm lầy này từ 15.000 năm trước. Đó là hai bộ lạc da đỏ Calusa và Tequesta. Tuy nhiên khi người Tây Ban Nha cai trị Florida, hai bộ lạc da đỏ này càng ngày càng ít người hơn và dần dần chuyển đến những vùng đất khác sinh sống. Sau này bộ lạc Seminole bị người Mỹ dồn về sống trong vùng đầm lầy này. Họ đã sống, phát triển bộ lạc của mình tại đây trong suốt một thời gian dài. Vào một khoảng thời gian chiến tranh trước đây, đầm lầy này còn là nơi trú ẩn của dân tộc Seminole và Miccosukee. Mặc dù vậy, họ đã tìm được cách chung sống hài hòa mà không can thiệp vào sự cân bằng tổng thể của toàn hệ sinh thái.

Những cư dân ban đầu coi Everglades chỉ là một vùng đất vô giá trị. Vào những năm 1800, các nhà quy hoạch bắt đầu đào kênh rạch để thoát nước. Từ năm 1905 đến năm 1910, một khoảng đất rộng lớn của Everglades được chuyển đổi để sử dụng như đất dùng cho nông nghiệp. Vùng đất mới này kích thích sự bùng nổ của một cơn sốt đất ở Nam Florida. Với việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên xuống bán đảo Florida, chẳng bao lâu sau nơi đây đã tràn ngập khách du lịch. Những con kênh, đường xá và những ngôi nhà mới liên tiếp mọc lên đã dần dần chiếm chỗ của các “cư dân tự nhiên” của Everglades.

Những biến đổi mạnh mẽ tại vùng đất ngập nước ở đầm lầy kết hợp với sự gia tăng dân số đã hủy hoại cả hệ thống tự nhiên của Everglades. Chính vì vậy mà Công viên quốc gia Everglades đã được thành lập. Công viên này là khu bảo tồn quốc gia đầu tiên được thành lập để bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học cũng như tài nguyên tự nhiên, chứ không đơn giản chỉ là tạo ra các khu vui chơi tự nhiên.

Cuộc “xâm lấn” của con người ở đây lên tới cực điểm khi vào thập niên 1960, Chính phủ liên bang đã cân nhắc xây dựng một sân bay quốc tế trong khu vực đầm lầy này. Những nhà môi trường học của Florida lúc bấy giờ kịch liệt phản đối quyết định đó. Sau này, họ thành lập ra một tổ chức bảo vệ khu đầm lầy lấy tên là “Những người bạn của Everglades” và thực hiện chiến dịch mạnh mẽ mang tên “Cứu lấy Everglades”.

Chiến dịch thành công và kế hoạch sân bay đã bị hủy bỏ. Không dừng lại ở đó, chiến dịch vẫn tiếp tục phát triển để bảo vệ và phục hồi lại môi trường tự nhiên cho Everglades.

Nước ở vùng Nam Florida chảy theo hướng từ con sông Kissimmee vào hồ Okeechobee. Sau đó, dòng chảy chuyển hướng về phía Nam qua vùng đất trũng thấp đến vịnh Biscayne và vịnh Florida. Dòng chảy chậm chạp và nông này tạo ra cho địa hình ở đây những “bức khảm” lớn, đó chính là các ao, đầm lầy và rừng tuyệt đẹp. Qua quá trình phát triển lâu dài hàng trăm năm, nơi này giờ đây đã biến thành một hệ sinh thái cân bằng - một tuyệt tác của thiên nhiên.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.