Đốt than sưởi ấm trong ngày đông: Cảnh giác với làn khói 'tử thần'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi thời tiết chuyển rét, nhiều biện pháp chống rét được người dân áp dụng để phòng ngừa bệnh tật. Tại một số vùng nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân vẫn còn thói quen đốt than, đốt củi để sưởi ấm trong nhà, bất chấp nhiều nguy hiểm đã được cảnh báo.
Đốt than sưởi ấm trong ngày đông: Cảnh giác với làn khói 'tử thần'

Năm nào nước ta cũng xuất hiện các trường hợp người dân tử vong liên quan đến việc đốt than, đốt củi trong phòng kín để sưởi ấm. Nhiều trường hợp rất thương tâm khi nhiều người trong gia đình cùng tử vong, do không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Hậu quả nghiêm trọng

Thời gian qua, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội) thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc khí CO. Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nặng. Hiện tượng ngộ độc này xảy ra chủ yếu do người dân đốt các nhiên liệu ở trong phòng kín bằng các cách khác nhau. Ví dụ, dùng bếp than tổ ong, than củi, than hoa... để sưởi ấm, đun nấu trong phòng kín. TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, trong tuần qua, trung tâm tiếp nhận 1 bệnh nhân ngộ độc khí CO rất nặng, tổn thương não.

Gần đây tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã xảy ra vụ ngộ độc khí than thương tâm làm 2 người trong cùng gia đình tử vong, 2 người khác lâm trong tình trạng nguy kịch. Được biết, gia đình chị L. có tổ chức đầy tháng cho con. Đêm đó, do trời chuyển rét nên đã đốt than để sưởi ấm. Sáng hôm sau, người nhà thấy chị dậy muộn đến gõ cửa, thì tá hỏa phát hiện 2 người con của chị L là cháu D.T.H.T. 9 tuổi và D.Đ.H. 4 tuổi đã chết do ngạt khí than; chị L cùng con mới đẻ bị hôn mê sâu phải đi cấp cứu.

Còn nhớ, vào cuối năm 2019 tại địa phận bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà (Điện Biên) đã xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng, đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà cùng tài sản của người dân do có liên quan đến việc đốt lửa sưởi ấm trong nhà.

Mối nguy luôn được cảnh báo

Theo bác sỹ Phạm Ánh Ngân, BV Đại học Y dược: “Trong khói than chứa nhiều thành phần độc hại như: cacbon monoxit (CO), CO2, nitơ oxit (NOx) và một số chất khác như lưu huỳnh oxit (SOx), muội than, hydrocacbon chưa cháy hết (CnHm), fomandehit (HCHO),… Các chất này khi tỏa ra trong không khí sẽ gây ảnh hưởng trực trực tiếp tới sức khỏe con người. Nó có thể là tác nhân khởi phát cơn khó thở đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bệnh hen suyễn, cũng là tác nhân gây ngạt rất nguy hiểm với hệ hô hấp non nớt của trẻ em. Tiếp xúc thường xuyên với khói than làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi.

Trong y văn ghi nhận một bệnh lý phổi gặp ở những phụ nữ vùng nông thôn khu vực Đông Nam Á và Trung Đông, liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với khói than, đó là bệnh “xơ phổi than phế quản” hay bệnh “bụi phổi”. Các mô sâu ở trong phổi dày lên, cứng hơn do mất tính đàn hồi và tạo sẹo, làm hạn chế chức năng hô hấp.

Khói than, bụi bồ hóng, cũng là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi, đặc biệt những người có bệnh lý tim mạch, bệnh nhân ung thư, thể trạng suy yếu. Phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với khói than lâu ngày có nguy cơ sẩy thai, dị tật bào thai.

Ngộ độc khí CO là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người ngạt khói. Vào mùa lạnh, việc đốt than để sưởi ấm tăng lên, số ca nhập viện vì ngộ độc khí CO cũng tăng theo. CO khuếch tán nhanh qua phế nang, qua màng mao mạch của phổi vào máu, cạnh tranh với oxy, dẫn tới nhân heme trong hồng cầu không gắn với oxy được nữa. Biểu hiện ngộ độc khí CO bao gồm: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thay đổi tri giác, co giật, hôn mê. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Bác sỹ Phạm Ánh Ngân khuyến cáo: Người dân không sử dụng than đá để sưởi ấm. Không dùng để xông, hơ cho mẹ và bé nhỏ. Đối với gia đình còn sử dụng chất đốt là nhiên liệu rắn như than, củi,... vị trí đun nấu nên cách xa phòng ngủ, có ống thông khói và đặt ở nơi thoáng đãng, vệ sinh thường xuyên. Để làm ấm cơ thể vào mùa lạnh, chúng ta có thể thêm gia vị vào món ăn như gừng, tiêu, tỏi; sử dụng trà quế, trà gừng vừa giữ ấm cơ thể, vừa tăng sức đề kháng. Việc giữ thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày cũng là một phương pháp giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.

Sưởi ấm thế nào là an toàn?

Theo Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), người dân cần trang bị các thiết bị sưởi ấm an toàn thay vì đốt than, đốt củi để sưởi ấm. Ở những vùng kinh tế khó khăn chưa trang bị được các loại máy móc hiện đại, người dân cũng không nên sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín. Nếu thời tiết quá lạnh, buộc phải sử dụng than thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, cần mở hé cửa để bảo đảm thông khí và chỉ sưởi ấm khi mọi người còn thức; không dùng sưởi qua đêm và đóng kín cửa phòng.

Trong trường hợp phát hiện có nạn nhân bị ngộ độc khí than, người nhà cần khẩn trương làm thông thoáng không khí bằng cách mở rộng cửa. Phải mang khẩu trang ẩm, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở phải thổi ngạt ngay bằng hô hấp nhân tạo và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo SKĐS
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.