Suối Cá thần là tên gọi của một số dòng suối ở miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: xomnhiepanh |
Suối Cá thần Cẩm Lương
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía tây Bắc). Xã Cẩm Lương nằm ở bờ bắc sông Mã. Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng... Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp.
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh. Ảnh: antamtour |
Suối cá thần Cẩm Lương một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. Ảnh: baodansinh.vn |
Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên truyền đời người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.
Suối cá thần Cẩm Liên
Suối Cá thần Cẩm Liên (còn được gọi là Suối Đóng hay Mó Đóng) thuộc địa phận thôn Rùng, xã Cẩm Liên. Ảnh: damthiphuong |
Tên gọi suối cá thần Mó Đóng, có nghĩa là ở tại khu vực núi Đóng có khe nước chảy ra sông và người Mường thường quen gọi khe nước là Mó nước. Tại Mó nước này có cá thần sinh sống quanh năm suốt tháng nên mới có tên suối cá thần Mó Đóng.
Nước ở mó Đóng là nguồn nước cơ bản chảy ra ruộng để bà con bản địa cấy hái, nhưng cá chẳng bao giờ bơi ra. Chúng chỉ quẩn quanh trong một diện tích chừng 500m² rồi lại quay vào.
Loài cá này được người dân Mường gọi là 'cá phôốc'. Ảnh: vtv |
Loài cá này được người dân Mường gọi là 'cá phôốc' hay 'cá Dốc' có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Cá thường nặng tới 6 - 7kg, con nhỏ thì cũng 300 gram. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương.
Suối cá thần đem lại cảm giác thích thú cho nhiều du khách khi đến nơi đây. Ảnh: yeutretho |
Cá Dốc ở suối Mó Đóng nhiều như vậy nhưng không ai dám đánh bắt để ăn. Cùng lắm họ cũng chỉ lấy nước dùng cho sinh hoạt gia đình. Theo người dân nơi đây cho biết là nếu bắt cá ở suối cá thần là có tội nên ai đó gan to đến đâu cũng không dám mạo phạm.
Suối Cá thần tại xã Văn Nho
Suối Cá thần tại xã Văn Nho là suối cá thần thứ ba được phát hiện tại Thanh Hoá. Ảnh: zing.vn |
Khi mặt trời nhá nhem những đàn cá thần lại rủ nhau vào hang trú ẩn. Ảnh: baomoi24g |
Xem thêm:
Thăm Hưng Yên quê hương cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Cà Ná - vẻ đẹp giản dị, say động lòng người của dải đất miền Trung