EVN chủ động các phương án đảm bảo hệ thống điện ổn định trong dịp Tết 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngay từ cuối năm 2023, EVN và các đơn vị có liên quan đã xây dựng phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, phòng chống cháy nổ; tổ chức phân công, ứng trực 24/24h cũng như chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để sẵn sàng xử lý các tình huống khi có sự cố điện.
EVN chủ động các phương án đảm bảo hệ thống điện ổn định trong dịp Tết 2024

EVN cũng đã yêu cầu các đơn vị tích cực phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan, kho tàng...

Trong các ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 08/02/2024 tức ngày 29 Tết đến hết ngày 14/02/2024 tức ngày mùng 05 Tết), không thực hiện các công tác cắt điện trên lưới, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải cắt điện để xử lý sự cố.

Bên cạnh đó, EVN cũng yêu cầu các đơn vị sẵn sàng thực hiện các biện pháp việc đảm bảo phòng chống các dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng địa phương.

EVN chủ động các phương án đảm bảo hệ thống điện ổn định trong dịp Tết 2024 ảnh 1

Trực vận hành đảm bảo điện trong dịp Tết 2024.

Trong công tác vận hành hệ thống điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã tính toán, lập phương án vận hành nguồn, lưới và chỉ huy vận hành theo tình hình thực tế. Theo quy luật hàng năm, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp Tết nguyên đán sẽ giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu dự báo, trong kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa có thể giảm chỉ còn 14.700 MW đến 17.500 MW, tương ứng tỷ lệ khoảng 60% so với ngày thường.

Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ Tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải. Trên thực tế đối với hệ thống điện hiện nay, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia bắt buộc phải duy trì một số tổ máy điện truyền thống (như nhiệt điện than, turbine khí, thủy điện...) ở mức tối thiểu để đảm bảo quán tính và ổn định cho hệ thống điện cũng như có đủ công suất dự phòng trong các tình huống sự cố nguồn điện hoặc các biến động bất thường trong vận hành thực tế.

Chính vì vậy, khi công suất phụ tải tiêu thụ xuống quá thấp, các nguồn truyền thống đã ngừng/ giảm phát đến giới hạn kỹ thuật mà tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải điều chỉnh giảm công suất huy động từ tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả từ các nguồn năng lượng tái tạo (như thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió) để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia.

Với mục đích tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình vận hành hệ thống điện Quốc gia, từ cuối tháng 9/2021, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) đã công bố hàng ngày số liệu về dự kiến công suất nguồn điện được huy động của ngày hôm sau theo từng loại nguồn phát vào các khung giờ điển hình: (i) Khung giờ buổi trưa (bức xạ mặt trời lớn nhất nhưng công suất tiêu thụ điện thấp) và (ii) Khung giờ chiều-tối (công suất tiêu thụ điện cao nhưng bức xạ mặt trời rất thấp). Các số liệu này được đăng tải và cập nhật hàng ngày trên trang web của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (https://www.nldc.evn.vn/Thitruongdien).

Do đó, từ phía EVN đề nghị Chủ đầu tư các nhà máy điện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp Điều độ trong việc thực hiện nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện Quốc gia, nhất là vào dịp nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 khi mức độ tiêu thụ điện giảm mạnh so với ngày bình thường.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.