Facebook – Đạo đức và Luật pháp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Cách đây 17 năm (2004), khi Facebook vẫn chưa phải một nền tảng mạng xã hội thống trị như bây giờ, thì người sáng lập ra nó – Mark Zukerberg – từng tuyên bố: “Bạn có thể không có đạo đức và vẫn hợp pháp; đó là cách tôi sống cuộc sống của tôi”.
Facebook – Đạo đức và Luật pháp

Câu nói này từng là chủ đề tranh luận sôi nổi khắp internet lẫn trên mặt báo, và nhiều lần sau này, mỗi khi ông chủ Facebook vướng vào những mắc mứu khiếu kiện liên quan đến đạo đức hay luật pháp, thì lập ngôn trên lại được lôi ra.

Facebook – Đạo đức và Luật pháp ảnh 1

“Bạn có thể không có đạo đức và vẫn hợp pháp; đó là cách tôi sống cuộc sống của tôi”
(Mark Zukerberg - CEO và là người sáng lập Facebook)

Năm 2020, doanh thu quảng cáo của Facebook là hơn 70 tỷ đô la với 2.8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, và 1.84 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày. Có hơn 60% người dùng internet sử dụng Facebook. Theo thống kê tỉ lệ người dùng Facebook để tìm các nội dung giải trí chiếm 33%, tin tức chiếm 23%, các thương hiệu chiếm 17%, các mục đích kết nối chuyên nghiệp chiếm 11% và người dùng khác chiếm 6%.

23% của 1,8 tỷ người dùng hàng ngày, đó là con số khủng khiếp mà bất cứ nền báo chí nào, mạng lưới truyền thông nào, tờ báo hay hãng phát thanh truyền hình nào trên thế giới này cũng không thể tưởng tượng nổi, dù có lịch sử hàng trăm năm, dù có những nhà báo tên tuổi lẫy lừng hay những chương trình làm rung chuyển chính trường đất nước.

Hãy nhìn lại Facebook đã tiến hành thôn tính báo chí như thế nào. Facebook ra mắt Instant Articles vào tháng 5/2015. Đây là tính năng mà các tòa soạn báo có thể thiết lập cho đường link tin bài trên Facebook để người dùng đọc ngay trong ứng dụng mạng xã hội này, không cần vào tận trang web gốc. Với độc giả, thì tốc độ tải trang báo nhanh hơn (theo Facebook khẳng định là gấp 4-10 lần), còn với các tờ báo thì sẽ được thêm tiền quảng cáo từ Facebook (tờ báo được 70%). Tháng 12 năm 2020, Facebook công bố hơn 5.700 tờ báo trên toàn thế giới đã hợp tác Instant Articles. Chỉ số doanh thu mỗi 1.000 lượt đọc cũng tăng 48% theo chu kỳ năm, tính trong 100 tòa soạn báo hàng đầu ở Mỹ và Canada.

Facebook – Đạo đức và Luật pháp ảnh 2
Facebook ra mắt Instant Articles vào tháng 5/2015

Chưa có thống kê cụ thể sự ảnh hưởng của Facebook với báo chí Việt Nam, nhưng tất cả các thư ký tòa soạn đều hiểu rõ sự sụt giảm không phanh của báo giấy, số lượt xem của báo điện tử, tương quan với thói quen xem tin tức qua Facebook của người dùng (Toàn thế giới có khoảng 2.53 tỷ điện thoại thông minh được sử dụng trên thế giới và có tới 85% chủ sở hữu điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng Facebook).

Xem xét khởi nguồn câu chuyện căng thẳng giữa Australia và Facebook, thì từ giữa năm 2020, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg đã đề xuất "bộ quy tắc ứng xử bắt buộc", điều chỉnh quan hệ giữa ngành truyền thông đang gặp khó khăn và các công ty công nghệ, sau 18 tháng hai bên đàm phán không mang lại kết quả. Ngoài việc phải trả phí sử dụng nội dung, bộ quy tắc quy định các vấn đề như quyền truy cập dữ liệu người dùng, tính minh bạch của thuật toán và xếp hạng nội dung trong kết quả tìm kiếm và nguồn cấp tin của các nền tảng. Quy tắc này dự kiến nhắm tới bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào sử dụng nội dung tin tức ở Australia, nhưng bước đầu tập trung vào Facebook và Google, hai công ty giàu có và quyền lực nhất thế giới. Theo thống kê của Dự án Lập bản đồ Tòa soạn Australia, từ tháng 1/2019, hơn 200 tòa soạn báo nước này phải cắt giảm, ngừng hoạt động hoặc đóng cửa do không thể cạnh trạnh được với các nền tảng mạng xã hội trong lĩnh vực quảng cáo.

Facebook – Đạo đức và Luật pháp ảnh 3

Thủ tướng Australia Scott Morrison chỉ trích gay gắt sự độc đoán của Facebook và Google

Để trả đũa, từ ngày 18/2/2021 Facebook tuyên bố không cho phép người dùng Australia chia sẻ hoặc xem nội dung tin tức nhằm phản đối dự luật mới ở nước này. Còn Google cũng sử dụng trang chủ của họ tại Australia để cảnh báo người dùng địa phương rằng quy định này sẽ gây tổn hại khả năng tìm kiếm của họ.

Facebook khẳng định không còn lựa chọn nào khác và cho rằng dự luật "không hiểu cách dịch vụ của chúng tôi hoạt động".

Nhưng hậu quả của việc cấm vận của Facebook với Australia không chỉ ảnh hưởng tới các hãng xuất bản, mà còn khiến các cơ quan ứng phó khẩn cấp, đường dây hỗ trợ bạo lực gia đình, lực lượng y tế và quỹ từ thiện không thể chia sẻ nội dung trên trang Facebook của mình. Và đó chính là sự phi đạo đức nhưng vẫn hợp pháp mà Mark Zukerberg từng tuyên bố khi đưa Facebook lên internet.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng việc mạng xã hội này thể hiện sức mạnh của mình chỉ càng "xác nhận lo ngại của nhiều quốc gia rằng các công ty Big Tech đang quyền lực hơn cả chính phủ và các quy tắc không thể được áp dụng lên họ". "Hành động hủy kết bạn với Australia của Facebook hôm nay - cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp - là sự ngạo mạn và đáng thất vọng. Họ có thể đang thay đổi thế giới, nhưng không có nghĩa họ điều hành thế giới", ông Morrison nhấn mạnh.

Trong một diễn biến khác, ngày 17/2/2021 Cơ quan chống độc quyền AGCM của Italy ngày 17/2 thông báo đã áp mức phạt mới 7 triệu euro (8,45 triệu USD) đối với Facebook do sai phạm trong việc bảo vệ dữ liệu. AGCM nêu rõ trang mạng xã hội "khổng lồ" của Mỹ đã không thông báo đầy đủ cho người dùng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ vì mục đích thương mại.

Facebook – Đạo đức và Luật pháp ảnh 4

CEO của Facebook từng nhiều lần phải điều trần về các vấn đề vận hành mạng xã hội lớn nhất thế giới này

Có vẻ như một cuộc chiến trên quy mô toàn cầu giữa các chính phủ và Facebook đã được châm ngòi, mà cái ngòi được sử dụng ở đây là báo chí và thông tin cá nhân của hàng tỷ người sử dụng Facebook. Thật ngạc nhiên, sau hơn 1 thập kỷ được xem là biểu tượng của tự do thông tin, thì Facebook đang bị xem là kẻ độc tài mới trên lĩnh vực này, không chỉ với báo chí mà với chính người đọc, khi mà họ không thể kiểm soát nổi lượng tin giả, tin xấu nhưng lại luôn muốn chiếm phần bánh lớn nhất từ lợi nhuận quảng cáo.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.