Facebook - Mấy điều nghĩ ngợi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Rất buồn là không còn tờ báo giấy nào trên thị trường báo chí còn được trên 50.000 bản. Có lẽ chỉ còn tờ Nhân dân, Công an Nhân dân và vài tờ báo nào đó được bao cấp, thì số lượng còn kha khá. Còn lại thì rất buồn.
Nhà báo Nguyễn Công Khế
Nhà báo Nguyễn Công Khế

Những chuyến bay của Vietnam Airlines cũng thưa dần và các chuyến bay ít ỏi còn lại cũng không còn tờ báo ngày nào, vì họ làm ăn thua lỗ.

Tất nhiên là các tờ báo lớn lâu nay họ đã chuyển qua online. Nhưng cuộc trở bộ đó quá chậm chạp so với mạng xã hội và Youtube.

Chuyện gì đã xảy ra hiện nay? Các tờ báo, cuộc sống anh em trở nên khó khăn hơn nhiều. Hoạt động báo chí không thể có sinh khí như trước đây. Buồn!

Hôm qua, khi nói chuyện với tôi, một bạn bên báo Công an TP.HCM, cho biết, tờ báo bây giờ như một tổ biên tập, chờ tờ báo mẹ là tờ CAND sắp xếp lại theo quy hoạch mới.

Mạng xã hội ngày càng đóng vai trò thay thế. Dù ta nói rằng Việt Nam không có báo chí tư nhân nhưng thực chất, thời buổi này, báo chí tư nhân xuất hiện nhiều vô kể. Mỗi người một trang Facebook, tự làm phóng viên, biên tập viên, và làm TBT luôn.

Gọi là thế giới ảo nhưng họ viết những việc thật xảy ra, con người thật, con người có danh xưng, có chức vụ hẳn hoi. Tôi đọc và nghe họ chỉ ra ông lãnh đạo này có 5 căn nhà ở địa chỉ A, B, C... Họ dám nói luôn người này nhận của người kia hàng trăm tỷ do chia chác, lại quả, hối lộ... Thấy không ai trả lời những việc như vậy, vì cứ cho là nó vẫn là thế giới ảo. Thế giới thì ảo mà con người được đề cập thì thật, có địa chỉ, có con cái, có các mối quan hệ, có danh dự, nhân phẩm thật...

Có nhiều người dùng mạng xã hội để đọc thông tin, nâng kiến thức. Có những trang mạng còn hữu ích cho xã hội, cho đất nước, còn có những trang chuyện đi vu vạ, xúc phạm, đi đến thực hiện những hành động phi pháp. Thế thì ở nước ta, gọi là có cơ quan quản lý báo chí truyền thông thì ta quản lý loại này như thế nào. Không ai cấm được việc người dân sử dụng mạng xã hội, nhưng ta nên có thái độ, và cơ quan nhà nước nên xử lý như thế nào đối với những trang cố ý gây thiệt hại về vật chất, danh dự, nhân phẩm cho từ những người dân thường đến các cán bộ, nhân viên nhà nước, khi gặp phải những sự lăng nhục vu cáo, trục lợi phi pháp đối với loại hình này.

Hôm gần đây, trao đổi qua điện thoại, anh Võ Văn Thưởng trước là Trưởng Ban tuyên giáo TW, nay là Thường trực Ban bí thư về đề tài này. Thấy anh rất chú ý, và anh cũng nói sẽ thảo luận kỹ đề tài này và tìm một lối ra cho công tác quản lý và cả pháp lý trên lĩnh vực này.

Hôm qua, đọc tin từ báo chính thống và các trang mạng đều đưa tin một khu công nghiệp ở Bắc Giang có đến 375 công nhân dương tính COVID-19. Sáng nay, Bắc Giang và Bắc Ninh vẫn tiếp tục nóng với 79 ca. Đó vẫn còn là nỗi lo chung của tất cả chúng ta.

Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.