Trong khi dịch bệnh do virus Ebola ở Mỹ vẫn ở mức thấp, chính phủ Mỹ vẫn cam kết chống lại sự bùng nổ của Ebola ở Châu Phi, bao gồm cả sự bùng phát hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Anna Abram, phó ủy viên chính sách của FDA và các vấn đề quốc tế, cho biết rằng: “Sự chấp thuận của chúng tôi là một bước quan trọng trong nỗ lực tiếp tục chống lại Ebola trong sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới”.
Ervebo là thuốc tiêm một liều được WHO sử dụng vào năm 2018 như một loại vắc xin điều tra để giúp chống lại dịch Ebola lớn thứ hai thế giới. Virus này được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và mô của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh, cũng như tiếp xúc với các bề mặt và vật liệu bị nhiễm virus. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau hai ngày hoặc tối đa 21 ngày sau khi tiếp xúc và có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng.
Các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, các vấn đề về thận, hay các vấn đề về gan và chảy máu.
Sau nghiên cứu của Guinea và một số cuộc điều tra về sự an toàn của vắc xin, FDA đã cấp chỉ định giúp tạo điều kiện phát triển vắc xin.
Trước đó, Ủy ban Dược phẩm châu Âu đã phê duyệt lưu hành vắc xin Ervebo (rVSV -G-ZEBOV-GP) phòng bệnh Ebola đầu tiên trên thế giới. Vắc xin Ervebo được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẩm Merck & Co.
Dịch Ebola theo thống kê gần nhất đã giết chết hơn 2.100 người trên thế giới hồi giữa năm 2018. Đây là lần bùng phát dịch lớn thứ hai trong lịch sử, sau trận dịch năm 2013-2016 ở Tây Phi khiến hơn 11.300 người tử vong.