Gần 300 thí sinh tranh tài tại Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng nay (8/10), tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 năm 2021. Đây là dịp để công nhân lao động (CNLĐ) có tay nghề cao trên địa bàn thành phố đua tài, đồng thời cũng được trau dồi, rèn luyện, nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô và Quốc gia.
Gần 300 thí sinh tranh tài tại Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2

Tới dự lễ khai mạc Hội thi có các đồng chí: Chử Xuân Dũng - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức hội thi; Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Nguyễn Thanh Bình - Trưởng ban Văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội; Nguyễn Công Bằng - Trưởng Ban thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Trần Đức Quý - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội...

Cùng dự lễ khai mạc có các đại diện lãnh đạo các Ban Tổng LĐLĐ Việt Nam; đại diện các Ban đảng Thành ủy, Văn phòng HĐND, UBND Thành phố; đại diện các Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị thành phố Hà Nội.

Gần 300 thí sinh tranh tài tại Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi.

Dự hội nghị cũng có các đồng chí Thường trực, Ủy viên Thường vụ, lãnh đạo các Ban LĐLĐ Thành phố; lãnh đạo, các thầy cô giáo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, trưởng các đoàn có thí sinh dự thi của các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp và Chủ tịch Công đoàn cơ sở có thí sinh dự thi. Đặc biệt, tham dự lễ khai mạc có đông đủ 261 thí sinh và hàng trăm CNLĐ tới chứng kiến, cổ vũ.

Phát biểu khai mạc Hội thi, đồng chí Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết: Thi đua luôn là yếu tố quan trọng, tạo ra động lực và sức mạnh để góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, hướng đến thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và Thành phố.

Trong nhiều năm qua các cấp Chính quyền, Công đoàn Thủ đô đã luôn coi trọng và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) với mục tiêu: “Năng suất, chất lượng, hiệu quả, cải thiện đời sống người lao động”. Các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo” và đặc biệt phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân lao động Thủ đô” do LĐLĐ Thành phố phát động đã trở thành một trong những phong trào thi đua tiêu biểu nhất trong các phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn. Điểm nhấn của phong trào này là chuyển trọng tâm phong trào thi đua về cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất. Tính hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã được các đồng chí lãnh đạo Trung ương và Thành phố đánh giá cao, thu hút đông đảo CNLĐ thuộc các thành phần kinh tế trong các ngành, địa phương, cơ sở của Thành phố hưởng ứng tích cực.

Đồng chí Nguyễn Phi Thường cũng cho biết, Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội là hoạt động được UBND Thành phố và LĐLĐ thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức 2 năm/1 lần, kể từ năm 2019, nhằm tôn vinh những CNLĐ có tay nghề cao, lao động sáng tạo trong phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của Thủ đô và Quốc gia trong quá trình hội nhập.

Theo định kỳ, “Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội” lần thứ 2 năm 2021 đã được dự kiến tổ chức vào đầu tháng 10/2021. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hội thi đã phải hoãn lại để tập trung cho công tác phòng, chống dịch. Năm 2022, UBND Thành phố và LĐLĐ thành phố Hà Nội thống nhất tiếp tục tổ chức Hội thi vào 2 ngày 8 và 9/10/2022 để thiết thực chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) và chào mừng Ngày Kỹ năng nghề Việt Nam (4/10). “Hội thi năm nay là lần thứ hai do UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố phối hợp tổ chức. Với việc chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, tôi tin tưởng Hội thi thợ giỏi sẽ được tổ chức thành công.

Thông qua Hội thi lần này cũng là dịp để CNLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong lao động, sản xuất góp phần xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có phẩm chất đạo đức và tác phong công nghiệp, có khả năng đáp ứng công nghệ, thiết bị sản xuất ngày càng tiên tiến hiện đại, lập các kỷ lục mới về năng suất lao động, tiến độ, chất lượng sản phẩm, góp phần tích cực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động của đơn vị, doanh nghiệp”, đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.

Đồng chí Nguyễn Phi Thường cũng nhận định, thời gian tới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhất là những thành tựu của nền công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho đất nước ta nói chung và Thủ đô nói riêng nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống, việc làm của CNLĐ, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng hơn nữa của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và đặc biệt là đội ngũ CNLĐ. Để phong trào thi đua yêu nước nói chung và phong trào thi đua "Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đạt được hiệu quả, đồng chí Nguyễn Phi Thường đề nghị các cấp chính quyền và tổ chức Công đoàn thủ đô cần tiếp tục có sự phối hợp tốt hơn nữa, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng triển khai thực hiện tốt chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng"; hướng tập trung phong trào thi đua vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động, thông qua Hội thi và các phong trào thi đua góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật và tay nghề cao đáp ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế của giai đoạn hiện nay.

Lần đầu tiên đến với Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội, chị Trương Thị Huệ Liên, (công nhân Công ty TNHH Denso Việt Nam, dự thi nghề Phay Vạn năng) cho biết, tâm trạng chị khá hồi hộp. “Tuy nhiên, tôi đã được Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn Công ty cung cấp tài liệu, thường xuyên động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tập trung ôn luyện kỹ lưỡng nên khi bước vào cuộc thi, tôi sẽ cố gắng bình tĩnh, tự tin quyết tâm giành kết quả cao” - chị Huệ Liên nói.

Khác với chị Huệ Liên, anh Trần Lê Trung (công nhân Công ty cổ phần Toyota Thăng Long) đến Hội thi với tâm trạng hồ hởi, tự tin và tinh thần quyết tâm cao. Anh Hậu cho biết: "Tôi càm thấy rất vinh dự khi đã vượt qua Hội thi ở cơ sở để đến với Hội thi Thành phố lần này. Tôi tham dự Hội thi ở nghề Công nghệ ô tô, đây cũng là công việc chuyên môn của tôi ở Công ty. Trong quá trình làm việc tôi luôn nỗ lực học hỏi, rèn luyện tay nghề. Trài qua kỳ thi tay nghề ở cơ sở và thời gian trước khi diễn ra hội thi Thành phố tôi càng chú trọng tập trung ôn luyện cả về kiến thức lý thuyết lẫn thực hành. Tôi cũng được Ban lãnh đạo Công ty và Công đoàn cơ sở quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tập luyện và động viên rất kịp thời do dó, tham dự Hội thi lần này tôi mong muốn và sẽ nỗ lực hết sức với quyết tâm đạt kết quả cao".


Gần 300 thí sinh tranh tài tại Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 ảnh 2

Hội thi là cơ hội tốt để giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề


Cho rằng Hội thi là cơ hội tốt để giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, anh Đỗ Đình Chúc (công nhân Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội) bộc bạch: “Đây là lần thứ hai tôi tham gia Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội với nghề Hàn điện. Để chuẩn bị cho lần đua tài này, trong quá trình làm việc, tôi dành thời gian nhiều hơn để trau dồi, rèn luyện tay nghề. Tôi được biết, các thí sinh tham gia Hội thi thợ giỏi Thành phố đều là những công nhân có tay nghề cao vì thế, ngoài mục tiêu đạt giải, tôi cũng mong muốn sẽ được học hỏi thêm từ các bạn để nâng cao hơn nữa kỹ năng nghề nghiệp của mình”.

Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh đã bước vào phần thi lý thuyết. Buổi chiều cùng ngày và trong ngày mai 9/10, các thí sinh tiếp tục tham dự phần thi thực hành. Lễ bế mạc và trao thưởng sẽ diễn ra ngày 13/10 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với cơ cấu giải thưởng gồm 11 giải Nhất (trị giá 10 triệu đồng/giải và UBND Thành phố tặng Bằng khen), 22 giải Nhì (trị giá 5 triệu đồng/giải), 33 giải Ba (trị giá 3 triệu đồng/giải) và các giải Khuyến khích (trị giá 2 triệu đồng/giải)…

Diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/10/2022, Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 năm 2021 gồm 11 nghề thi, gồm: Tiện vạn năng; Phay CNC; Tiện CNC; Phay vạn năng; Hàn điện; Hàn CO2; Hàn TIG; May Công nghiệp; Điện công nghiệp; Vẽ và thiết kế trên máy tính; Công nghệ ô tô, với sự tham gia của 261 thí sinh đến từ 76 doanh nghiệp, 30 quận, huyện, ngành; trong đó thí sinh thuộc các doanh nghiệp FDI chiếm 34%.

Các thí sinh tham gia 2 phần thi, gồm thi lý thuyết và thi thực hành. Trong đó, phần thi lý thuyết bao gồm 40 câu hỏi với hình thức thi trắc nghiệm, diễn ra trong vòng 60 phút, nội dung bao gồm những kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên môn về nghề dự thi. Phần thi thực hành diễn ra trong thời gian tối đa 90 phút, tùy từng nghề thi. Riêng nghề Tiện CNC, Phay CNC ngoài thi thực hành trên máy còn có phần thi thực hành trên giấy.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?