Gen Z không còn hạnh phúc như trước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các cuộc khảo sát với gen Z (nhóm người sinh từ năm 1997 đến năm 2010) cho thấy các vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo và nơi ở là những nguyên nhân khiến họ không còn tự tin và hạnh phúc như các thế hệ trước.
Gen Z gặp nhiều vấn đề khiến họ không còn hạnh phúc như trước. Ảnh: The Guardian
Gen Z gặp nhiều vấn đề khiến họ không còn hạnh phúc như trước. Ảnh: The Guardian

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) mới nhất cho thấy rằng số lượng người trẻ thất nghiệp dù có đầy đủ bằng cấp vẫn tăng đều và mạnh qua từng năm.

Chỉ học đại học thôi vẫn chưa đủ; nếu muốn có cơ hội tiếp cận với các khóa học nâng cao để tăng thu nhập và địa vị xã hội, cần phải bỏ ra một số tiền lớn và thời gian dài. Điều này khiến người trẻ ngày càng kiệt sức.

Theo Quỹ Liên thế hệ (Intergenerational Foundation), số lượng người trẻ mắc các vấn đề về tâm lý đạt mức cao kỷ lục và vẫn tiếp tục tăng.

Mạng xã hội khiến tình trạng này ngày càng nghiêm trọng. Gen Z không còn tự tin thể hiện bản thân như trước vì sợ bị soi mói và chỉ trích. Áp lực đồng trang lứa cũng khiến họ dè chừng hơn.

Người trẻ kém hạnh phúc vì giá nhà ở ngày càng tăng. Vấn đề việc làm gặp khó khăn dẫn đến tài chính không được đảm bảo. Gen Z không có đủ khả năng để tự chi trả chi phí nhà ở và ăn uống.

Trong khi giới trẻ ngày càng không hạnh phúc thì thế hệ lớn tuổi lại là những người có mức độ hài lòng với cuộc sống cao nhất. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản đã giúp họ trở nên giàu có chưa từng thấy.

Sự sung túc mang lại cảm giác hạnh phúc. Các chương trình hưu trí do nhà nước tài trợ phần lớn không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Vì vậy, những người trên 65 tuổi có thu nhập ổn định, không phải lo nghĩ về cái ăn cái mặc nữa.

Kết quả của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, cho thấy cần nỗ lực hơn trong việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và sức khỏe tinh thần cho giới trẻ ngày nay.

Theo The Guardian
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).