1. Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)
Bát Tràng là làng gốm cổ truyền nổi tiếng nằm ở bờ Bắc sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Từ Bạch Thổ phường, nơi những dòng họ đầu tiên từ Thanh Hóa, Ninh Bình, mà mở đầu là dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đến sinh cơ lập nghiệp, trải qua hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét trắng đặc biệt. Người thợ thủ công chỉ dùng tay để nắn nót sản phẩm làm ra, sau đó vẽ tranh, tráng men rồi đưa vào lò nung.
Bát Tràng là làng gốm cổ truyền nổi tiếng nằm ở bờ Bắc sông Hồng |
Trải qua hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước |
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tinh xảo, sắc nét với đủ kiểu đủ hình: chén, bát, lọ hoa, chậu, lư hương... không bị ngấm nước, không bị nhạt màu theo thời gian. Men Bát Tràng độc đáo, tinh tế với những bí quyết gia truyền làm nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm gốm sứ của làng. Và đó cũng chính là điều khiến khách tham quan phải trầm trồ khi có dịp ghé thăm.
2. Làng nón Chuông
Trải qua thời gian và đổi thay của đời sống, nhưng những chiếc nón lá vẫn theo các bà, các mẹ, các chị hằng ngày không chỉ che mưa, che nắng mà còn tạo nên cái "duyên" rất đặc sắc, trở thành nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam, làm ngỡ ngàng xao xuyến trái tim biết bao du khách nước ngoài.
Làng nón Chuông thuộc xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội |
Làng Chuông với nghề đan nón nổi tiếng |
Làng nón Chuông thuộc xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội, chợ nón Chuông họp mỗi tháng sáu phiên và đều họp vào các ngày chẵn trong tháng. Du khách muốn tham quan không khí nô nức chợ làng Chuông mua bán nón và vật liệu làm nón thì nên đi sớm vì chợ họp từ 6 giờ đến tầm 8 giờ sáng là tan.
Nón lá được tìm thấy và dễ dàng mua được ở khắp mọi miền đất nước, nhưng có một điều đặc biệt nón làng Chuông được làm từ đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng của nghệ nhân. Xưa kia nón làng Chuông là vật phẩm yêu thích của hoàng hậu và các công chúa trong cung đình. Ngày nay, nón làng Chuông không chỉ có mặt khắp ba miền Nam, Trung, Bắc mà còn theo chân người lữ khách mang hình ảnh Việt Nam đi xa hơn.
3. Nghề làm hương ở làng Thủy Xuân - Huế
Nghề làm hương ở làng Thủy Xuân Huế nổi tiếng nhất là hương Trầm với mùi hương khi đốt lên nhẹ dịu, sâu lắng mà ấm áp lạ thường. Hương trầm xứ Huế nhìn thì thấy thật đơn giản. Nhưng để có được những nén hương ưng ý là cả sự kỳ công của người thợ.
Đủ loại sắc màu của những bó hương ở Huế |
Với người Huế, để cho ra một mẻ hương tốt, người thợ thường rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên liệu, bao gồm: Ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi; ngoài ra còn kèm thêm cả vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn…
Nghề làm hương có từ thời nhà Nguyễn chủ yếu phục vụ việc cúng tế của triều đình và cuộc sống tâm linh của người dân. Có một điều lạ là làm hương chủ yếu là phụ nữ là người già, ít thấy thanh niên có chăng do thu nhập từ nghề làm hương không được bao nhiêu nên thanh niên phải tìm việc khác để làm.
Đóa hoa hương trầm lung linh màu sắc |
Những chuyến xe lữ hành với nhiều du khách đi ngang qua, ai cũng muốn dừng chân để tận mắt xem người Huế se hương thế nào, ngắm những đóa hoa hương trầm lung linh màu sắc và hình ảnh những cô gái Huế duyên dáng chằm nón, se hương sẽ là một kỷ niệm khó quên trong lòng du khách.
4. Làng Tranh dân gian Đông Hồ
Đông Hồ là một làng chuyên vẽ tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam, Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề vẽ tranh dân gian ở đây đã có từ lâu đời. Xưa, làng chỉ vẽ tranh để bán trong dịp Tết Nguyên Đán nhưng nay, tranh dân gian Đông Hồ được vẽ cả những ngày thường để phục vụ khách du lịch.
Đông Hồ là một làng chuyên vẽ tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam |
Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc, ấm no... |
Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu là: gạch non, lá cây, rễ cây đốt thành than. Muốn cho tranh có độ óng ánh người ta dùng vỏ sò, nghêu nung lên thành vôi, giã nhỏ, trộn với nhựa cây phết đều lên giấy dó sau đó bắt đầu vẽ. Tranh dân gian Đông Hồ có nhiều mảng: tranh động vật: chó, mèo, trâu, bò, gà, lợn..., mảng “hứng dừa; đám cưới chuột; đánh ghen” xem rất thích mắt. Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc, ấm no... cho nên thường được treo trong nhà trong những dịp Xuân về.
5. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)
Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm |
Xem thêm: