Ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 1-2/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023.
Ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Từ lâu, Đông Cuông đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm ven sông Hồng. Ngôi đền còn là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Ở đền Đông Cuông, hình tượng Mẫu Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng có sự pha trộn, chồng lớp bởi nhiều truyền thuyết ở các thời đại khác nhau. Theo truyền tụng, đây vốn là ngôi miếu nhỏ thờ thần núi, thần rừng. Ngôi miếu này trở thành đình vào thời Lê và đến triều Nguyễn thì đổi thành đền.

Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, ngôi miếu này thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh, giúp dân lập bản lập mường, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói. Vua Lê Thái Tổ đã phong bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi bà phù hộ cho vua Lê đánh tan giặc. Đền Đông Cuông còn có tên là đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Ở đền Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là bậc anh linh, quyền cao tối thượng nhưng gần gũi, bình dị trong đời sống tâm linh của người dân.

Ngoài thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn, đền Đông Cuông còn thờ thần Vệ quốc - các vị thần người bản địa có công trong kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… là những người từng lãnh đạo nhân dân nơi đây chống giặc Mông - Nguyên, bị tử trận.

Ông Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Cuông cho biết, những ngày đầu Xuân, du khách thập phương về Văn Yên không chỉ tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc mà còn tham dự Lễ hội đền Đông Cuông. Về đây, du khách như được sống lại những giờ phút lịch sử với lễ mổ trâu khao quân, lễ rước Mẫu sang sông và cùng tham gia trò chơi dân gian. Lễ hội đền Đông Cuông là lễ hội mang đậm nét văn hóa tâm linh và cũng có ý nghĩa khơi dậy truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, có vị trí quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu, được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng ngàn. Hàng năm, từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch và cuối năm từ tháng 8 đến hết tháng 12 âm lịch, các thanh đồng ở mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu, "bắc ghế hầu Thánh".

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng ngàn nói riêng trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện từ lâu đời ở Văn Yên, tồn tại, có sức sống lâu bền trong nhân dân, nhất là khi “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những năm gần đây, đền Đông Cuông là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội. Mỗi năm, có tới hàng trăm ngàn lượt khách hành hương tìm về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an.

Lễ hội đền Đông Cuông là lễ hội văn hóa tâm linh, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo. Lễ hội được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm mới. Phần lễ được tổ chức tại đền Mẫu đúng với nghi thức truyền thống như: đón ông Mo về đền, lễ dâng trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông, lễ dâng hương.

Phần hội đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc như đẩy gậy, kéo co, vật dân tộc, ném còn, đu tiên, đua thuyền... Bên cạnh đó, du khách thập phương đến hành hương, chiêm bái dịp này còn được tham gia các hoạt động khác như thi đấu các môn thể thao dân tộc, mua sắm tại gian hàng chợ quê, tham quan gian trưng bày báo Xuân của Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái...

Trên mảnh đất linh thiêng này, nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên cùng du khách thập phương về đây tỏ lòng thành kính dâng lên Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn và các vị thần linh, anh hùng, nghĩa sỹ phù hộ, chở che để muôn dân được ấm no, hạnh phúc. Ngoài lễ hội đầu năm, đền Đông Cuông còn tổ chức lễ hội cơm mới vào tháng 9 âm lịch hàng năm.

Bà Lã Thị Liền, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử quốc gia đền Đông Cuông cho biết, ngày chính hội năm nay sẽ diễn ra nhiều nghi lễ đặc biệt và các hoạt động đặc sắc. Mở màn cho lễ hội là chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc; nghi lễ dâng trâu tế thần theo truyền thống tại cây mít cổ thụ trước cửa đền chính - đền Đông Cuông; lễ dâng Chúc văn trước cửa đền chính - đền Đông Cuông; nghi lễ rước Mẫu sang sông; nghi lễ cúng chính tiệc. Bên cạnh nghi lễ theo truyền thống, tại Lễ hội đền Đông Cuông năm nay, huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Tự hào là mảnh đất mang dấu tích linh thiêng, nơi Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn tọa lạc, che chở, đồng thời nhận thức rõ giá trị văn hóa và ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội hàng năm, huyện Văn Yên cùng Ban Quản lý Di tích lịch sử quốc gia đền Đông Cuông, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn nỗ lực để mang đến một lễ hội trang trọng, chu đáo, văn minh, đảm bảo an toàn, thân thiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.