Giải bóng chuyền vô địch quốc gia: Xung quanh sự xuất hiện của 17 ngoại binh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Điểm nhấn đặc biệt của giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 vừa khởi tranh chính là việc cho phép thuê, dùng trở lại cầu thủ nước ngoài sau 9 mùa giải tạm ngưng.
Napadet Bhinijdee sinh năm 2002 có chiều cao 1m94.
Napadet Bhinijdee sinh năm 2002 có chiều cao 1m94.

17 ngoại binh chất lượng cao

Bất chấp quỹ thời gian chuẩn bị ngắn cùng ảnh hưởng của dịch COVID-19, rất nhiều đội bóng đã tích cực đầu tư công sức, tiền của để tìm kiếm được cầu thủ nước ngoài như ý từ các nguồn khác nhau, sau khi Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cho phép thuê dùng trở lại sau 10 năm. Có 14/22 đội bóng nam, nữ đã sở hữu ngoại binh trong đội hình tại giải vô địch quốc gia 2022, với tổng số lên tới 17.

Ngoài việc áp dụng công nghệ mắt thần (Video Challenge Eyes), năm nay Ban Tổ chức sẽ bầu chọn và trao giải “Hoa khôi Bóng chuyền” cho một nữ cầu thủ hội đủ các yếu tố về sắc đẹp, chuyên môn, tư cách, với phần thưởng 20 triệu đồng.

Trong đó, nam cùng nữ Lavie Long An, Kinh Bắc Bắc Ninh và Thanh Hóa là 3 đội bóng sở hữu 2 ngoại binh, còn các đội khác chỉ chiêu mộ duy nhất 1 ngoại binh. Thậm chí, chủ nhà Bamboo Airways Vĩnh Phúc còn có thể “xoay” phương án vào phút chót, khi vẫn kịp chiêu mộ Katerina Zhikova đến từ Azerbaijan, thay cho người cũ có vẻ như không đáp ứng được yêu cầu.

Nhìn vào lực lượng ngoại binh tại mùa giải năm nay, đa số là những ngoại binh đến từ Đông Nam Á, ngoài ra cũng có một số gương mặt đến từ Bắc Mỹ và Trung Phi. Có một số ngoại binh đã quen mặt với các cầu thủ và khán giả Việt Nam từ SEA Games 31 như Assanaphan Chantajorn, Napadet Bhinijdee, Hernanda Zulfi, Voeurn Veasna, Megawati Hangestri Pertiwi.

Giải bóng chuyền vô địch quốc gia: Xung quanh sự xuất hiện của 17 ngoại binh ảnh 1

Maria Perez Gonzalez cao 1m85.

Đây đều là những cầu thủ ngoại chất lượng cao, vượt xa mặt bằng chung bóng chuyền Việt Nam, thậm chí có một số đạt tới đẳng cấp quốc tế. Sự tái xuất của “đội hình” đặc biệt này chắc chắn sẽ giúp giải vô địch quốc gia nâng cao tính cạnh tranh, trình độ chuyên môn, sức hút về nhiều mặt. Các cuộc đua tranh các ngôi thứ từ đó cũng sẽ hấp dẫn, khó lường hơn hẳn.

Mặt khác, sự xuất hiện của các ngoại binh đã chặn đứng được vấn nạn mua quân kiểu “đi đêm”, tăng giá vô lối cầu thủ trong nước, do quá thiếu nguồn chất lượng.

Bài học “nóng” từ thất bại trong quá khứ

Để việc thuê, dùng ngoại binh hiệu quả sau 10 năm trở lại, các nhà quản lý cùng chính các đội bóng cần phải rút ra được những kinh nghiệm từ thất bại trong quá khứ.

Cầu thủ ngoại đã được tham gia thi đấu từ giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2005, với nhiều kỳ vọng. Thế nhưng chỉ qua mấy mùa, chuyện thuê, dùng ngoại binh tưởng như hoàn toàn đúng xu thế ấy đã nhanh chóng bị sai lệch khi các đội bóng đều bị cuốn vào một cuộc chạy đua ngoại binh thời vụ phục vụ thành tích trước mắt.

Giải bóng chuyền vô địch quốc gia: Xung quanh sự xuất hiện của 17 ngoại binh ảnh 2

Megawati là tay đập người Indonesia đáng chú ý nhất.

Trong cuộc đua ấy, thậm chí một số đội bóng nhà nghèo cũng phải gồng mình lên để thuê được ít nhất một ngoại binh. Cao điểm có những mùa 23/24 CLB nam nữ đều thuê ngoại binh, nhiều đội thuê tới 2-3 người. Điều đáng nói, hầu hết trong số đó đều chỉ sát ngày mới sang Việt Nam rồi lại lập tức trở về ngay khi kết thúc giải.

Thực tế khi đó, lợi ích đáng kể nhất mà các ngoại binh mang lại là giúp một vài đội bóng đua tranh thứ hạng cao, tránh xuống hạng và phần nào đó thêm sắc màu cho giải đấu. Nguồn ngoại lực này đã không đáp ứng được đúng đòi hỏi mà còn gián tiếp đẩy khâu đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ vốn yếu kém càng thêm tồi tệ, nhất là với căn bệnh thành tích trước mắt.

Và đến năm 2014, sau đúng 10 mùa giải áp dụng, bóng chuyền Việt Nam đã phải quyết định nói không với việc thuê dùng cầu thủ ngoại, để lại những hệ lụy lớn về nhiều mặt, cùng sự lãng phí về ngoại tệ, “đốt” trên 1,2 triệu USD.

Việc bóng chuyền Việt Nam buộc phải tạm ngừng thuê dùng ngoại binh đã cho thấy các nhà quản lý và chính các CLB đã nhìn nhận, sử dụng sai, chứ trên thực tế đây vẫn luôn nguồn lực vốn rất quan trọng với thể thao hiện đại. Nó được minh chứng trên khắp thế giới, mà Thái Lan là một điển hình thành công.

Như một nghịch lý bi hài, đến giờ, qua nhiều năm ngừng thuê dùng cầu thủ ngoại như một giải pháp tình thế, bóng chuyền Việt Nam, giải vô địch quốc gia, công tác đào tạo cầu thủ trẻ, cũng chưa thay đổi được gì.

Và đến mùa giải này, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã quyết định “mở cửa” lại cho việc thuê, dùng cầu thủ nước ngoài.

Họ sẽ tung hoành và tỏa sáng tại giải. Chỉ có điều, bóng chuyền Việt Nam có thay đổi, tận dụng được như thế nào lại là câu chuyện khác, thậm chí còn là một bài toán cực khó.

Theo quy định, mỗi đội bóng được phép thuê tối đa 2 cầu thủ ngoại, song chỉ được dùng 1 người trong sân. Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 có 11 đội nam, 11 đội nữ dự tranh. Thay vì hai vòng, các đội chỉ đấu một vòng bảng duy nhất, chọn ra các đội vòng vòng đấu chung kết và phân hạng. Do giải năm ngoái không có đội xuống hạng nên mùa này có tới 2 đội nam, 2 đội nữ phải xuống chơi giải hạng A.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.