Trong khi nhiều người sẽ cười và nói rằng đây là một sự mê tín dị đoan thì những người khác lại sợ hãi và tránh làm tất cả các công việc khác trong ngày này.
Thứ 6 ngày 13 theo quan niệm của người phương Tây cho rằng thứ Sáu là ngày xấu nhất trong tuần còn ngày 13 là ngày xấu nhất trong một tháng. Và khi hai điều này kết hợp với nhau sẽ trở thành một ngày siêu đen đủi.
Thậm chí còn tồn tại một hội chứng sợ ngày này mang tên "paraskevidekatriaphobia". Trong đó "paraskevi" có nghĩ là thứ Sáu, "dekatria" là số 13 còn "phobia" có nghĩa là nỗi sợ hãi.
Lịch sử của thứ 6 ngày 13
Những điều mê tín về ngày này được cho là xuất hiện từ thời Trung Cổ, và có thể xuất phát từ Kinh Thánh. Một số nhà sử học khẳng định rằng đây là ngày Eve cắn trái cấm từ Cây Kiến Thức, ngày trận đại hồng thủy bắt đầu và ngày tháp Babel khởi công.
Trong Thánh Kinh Tân Ước, 13 người có mặt trong bữa tối cuối cùng của Chúa Jesu vào ngày thứ năm, trước khi Chúa Jesu bị đóng đinh vào ngày thứ sáu.
Geoffrey Chaucer, tác giả lớn đầu tiên của văn học Anh, đã mô tả ngày này trong “Những câu chuyện Canterbury”, cho rằng việc khởi hành hay bắt tay vào dự án mới vào thứ 6 sẽ không được may mắn.
Có 13 người trong bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesus. Tranh của Leonardo da Vinci.
Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Mật mã Da Vinci”, Dan Brown nhắc tới vụ hành hình Jacques de Molay diễn ra vào thứ sáu ngày 13 ở thế kỷ 14. Ông ta nguyền rủa Giáo hoàng và Vua của nước Pháp, điều này khiến sự xui xẻo lan truyền tới ngày nay.
Năm 1907, Thomas W. Lawson xuất bản “Thứ sáu, ngày 13”, cuốn tiểu thuyết có vai trò quan trọng trong việc phổ biến điều mê tín này. Trong truyện, một nhân viên môi giới chứng khoán đã lợi dụng quan niệm về ngày này để tạo ra một cuộc khủng hoảng trên phố Wall.
Bằng toán học, người ta đã chứng minh được rằng một năm bất kì có ít nhất một thứ 6 ngày 13 và nhiều nhất là ba ngày. Một năm có ba thứ 6 ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ 5 (đối với năm không nhuận) hoặc Chủ nhật (đối với năm nhuận).
Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy.
Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus… 12 ngày của Giáng Sinh và 12 quả trứng được một tá trứng. Chính vì vậy, số 13 sau số 12 hoàn hảo nên nó thành một con số không may?.
Ngày thứ 6 cũng “chịu tiếng xấu” khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eva bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử Trái Cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.
Một số các bằng chứng về con số 13 liên hệ với văn hoá cổ Bắc Âu. Trong thần thoại Bắc Âu, người anh hùng Balder đã bị chúa Loki - người đã lẻn vào bữa tiệc có 12 người, làm con số tăng lên 13 - giết trong bữa đại tiệc. Theo Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun: "Balder chết và cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh." Câu chuyện này, cùng với Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, dẫn đến một niềm tin vào con số 13 đen đủi: Bạn không bao giờ nên ngồi vào bữa ăn có 13 người.
Một truyền thuyết khác là câu chuyện về thứ Sáu ngày 13 tồi tệ xảy ra vào thời Trung Cổ. Vào thứ Sáu ngày 13 năm 1306, Vua King của Pháp đã tống giam những Hiệp sỹ được tôn kính Templar và tra tấn họ, đánh dấu cho ngày của Quỷ dữ.
Những câu chuyện được truyền tai nhau vào ngày 13 thứ 6
Thứ 6 ngày 13 có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng có những truyền thuyết đã được lưu truyền hàng trăm năm qua, mang lại nỗi sợ hãi cho con người.
13/10/ 1307: Các vị tướng dưới thời vua Philip IV của Pháp đã cho quân tàn phá nhà cửa của hàng ngàn lính Thập Tự Chinh. Nhiều người bị bắt và bỏ tù. Trong đó, hơn 100 người chết vì bị tra tấn dã man.
Thứ 6 ngày 13 năm 1521 đánh dấu một sự kiện quan trọng là vua Cuauhtemoc của đế chế Aztec lừng lẫy một thời bị người Tây Ban Nha bắt giữ khi họ xâm lược thành phố thủ đô Tenochtitlan. Sự kiện này mở đầu cho việc Aztec sụp đổ và hoàn toàn bị xoá sổ.
Năm 1940: Cung điện Buckingham bị phá huỷ. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, quân Đức Quốc Xã đã liên tục bỏ bom thủ đô London của Anh nhưng may mắn là cung điện Buckingham – biểu tượng của quyền lực và hoàng gia Anh hoàn toàn an toàn. Vào thứ 6 ngày 13 năm 1940, máy bay Đức đã dò đúng và đánh bom chính xác xuống cung điện Buckingham, gây thiệt hại nặng nề.
Thứ 6 ngày 13 năm 1970, cơn bão khủng khiếp Bhola Cyclone đã quét qua Bangladesh và giết chết gần nửa triệu người. Đây được xem là thứ 6 ngày 13 tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại tính đến hiện nay.
13/7/1984: Một sự kiện khá huyền bí liên quan đến hiện tượng thiên văn là nhật thực. Nó từng bắt đầu xảy ra đúng vào thứ Sáu ngày 13 tháng 7 năm 1984 và 13 tháng 2 năm 1987.
Con tàu HMS Friday của Anh xuất cảng vào thứ 6 ngày 13, tuyển chọn thủy thủ đoàn cũng vào ngày thứ 6, thuê một người tên Jim Friday làm chủ tàu. Kết quả là, sau chuyến đi đầu tiên vào thứ 6, con tàu không bao giờ trở lại nữa.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 1992 ở Thổ Nhĩ Kì đã xảy ra một trân động đất lớn đã lấy đi sinh mạng của hơn 2000 người và có khoảng 50.000 người đã mất nhà cửa. Đây được coi là một thiên tai mang đến thiệt hại nặng nề nhất của Thổ Nhĩ Kì trong những thập kỉ qua .
Theo các nhà thiên văn học thì một thiên thạch mang số hiệu 99942 rất có thể sẽ có cuộc va chạm vào trái đất ngày thứ Sáu 13 tháng 4 năm 2029.
Ngoài một số sự kiện nổi bật như trên, cũng có nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận lượng tai nạn tăng đột biến một cách bất thường vào thứ 6 ngày 13.
Liệu những điều này có một căn cứ khoa học xác đáng nào hay không, có vẻ đó là một câu hỏi vẫn còn đang để ngỏ. Nhưng thứ 6 ngày 13 vẫn tiếp tục mang đến nỗi lo ngại cho rất nhiều người trên thế giới, đồng thời cũng là chủ đề được yêu thích trong rất nhiều bộ phim và tiểu thuyết nổi tiếng.
Một số nhà khoa học đã hướng đến giả thiết rằng mọi người bị ám ảnh quá nhiều bởi nó, nỗi sợ này như một kiểu “tự kỉ ám thị” vậy. Lời khuyên tốt nhất được đưa ra là vào những ngày này, chúng ta nên hướng những suy nghĩ tiêu cực sang tích cực để giảm bớt căng thẳng và phòng tránh tai nạn.
Tại sao lại sợ thứ 6 ngày 13?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Connecticut ở New London cho rằng, chính sự tin tưởng quá mức dẫn tới mê tín trong niềm tin từ thời xưa mà nhiều người đã dần phát triển một nỗi sợ "mặc định" về nỗi sợ hãi mang tên thứ 6 ngày 13.
Trước đó, giáo sư tâm lý học Stuart Vyse thuộc trường ĐH Connecticut nhận định: "Nếu không ai nói với chúng ta về những điều mê tín, cấm kỵ tiêu cực trong thứ 6 ngày 13, hẳn nhiều người không cảm thấy lo lắng và vẫn làm tốt mọi việc như ngày thường. Không những thế, nỗi sợ hãi này còn được đưa vào các bộ phim, nhiều cuốn sách, câu chuyện... nên càng khiến cho nỗi ám ảnh đó thêm mạnh mẽ".
Mặc dù theo lý giải của các nhà khoa học, chính nỗi sợ hãi bên trong mỗi con người nên mới khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng hơn khi ngày này đến. Tuy nhiên, Thứ 6 ngày 13 vẫn là một ngày được nhiều người chú ý.
>>> Xem thêm:
80 điều thú vị có thể bạn chưa biết
Vì sao nhiều người kiêng kỵ số 4 và số 13?
Nỗi ám ảnh mang tên thứ 6 ngày 13
Nha Trang (th)