Sự kiện do Hiệp hội Văn hóa và Giải trí Ý (ARCI) tổ chức. Cùng với bà Haxthausen, hai đồng chủ tọa Hội nghị khác là 2 thành viên Nghị viện châu Âu: Nghị sĩ Bartolo và nghị sĩ Smeriglio.
Thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do truy cập thông tin và chống lại phát ngôn thù ghét trên mạng là hai vấn đề tồn tại song song”.
Tại Hội nghị, bà Haxthausen nhấn mạnh: “Thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do truy cập thông tin và chống lại phát ngôn thù ghét trên mạng là hai vấn đề tồn tại song song. Nếu phương tiện truyền thông xã hội và trực tuyến bị hạn chế, chúng ta sẽ cảm thấy không công bằng, các quyền và tự do cơ bản bị xâm phạm. Cánh cửa tiếp nhận thông tin đến thế giới bị đơn giản hóa dẫn đến tư duy thiên vị và có khả năng bị thao túng. Đây chính xác là môi trường mà phát ngôn thù địch có thể phát triển mạnh mẽ”.
Bà cũng nhắc lại rằng giải quyết vấn đề thù địch trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của UNESCO với 4 hành động chính cần nhanh chóng triển khai: Thứ nhất, trao quyền cho độc giả và người dùng internet, để họ có thể trở nên mạnh mẽ, cứng rắn hơn khi tiếp cận với bài phát ngôn thù địch trực tuyến thông qua tổ chức Truyền thông và Văn học thông tin (MIL); thứ hai, hỗ trợ báo chí chuyên nghiệp như một cách thiết yếu để chống lại các phát ngôn thù địch; thứ ba, củng cố nền tảng mạng Internet dựa trên quyền lợi người dùng, sự mở và toàn diện, an toàn và đáng tin cậy; và thứ tư, làm việc với thanh niên để thúc đẩy quyền công dân toàn cầu và khả năng của họ để lan tỏa những câu chuyện tốt đẹp, thúc đẩy sự tôn trọng và khoan dung lẫn nhau.
Hội nghị bắt đầu với một bài phát biểu đề dẫn của TS F Faloppa, một chuyên gia hàng đầu của Ý về nghiên cứu ngôn từ kích động thù địch. Những người tham gia đã chia sẻ những ví dụ thực tế về cách phát ngôn thù địch trở thành một phần của các câu chuyện chính trị ở Ý, đặc biệt liên quan đến di cư. Đại diện của Ủy ban châu Âu (EU) đã nêu chi tiết bộ công cụ do EU đưa ra, bao gồm những hỗ trợ nhằm tạo ra những ứng xử phù hợp với bộ quy tắc của EU về phát ngôn thù địch trực tuyến đối với các nền tảng cũng như những phương thức hỗ trợ nạn nhân. Một sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ và CSO (giám đốc bảo mật thông tin) về giám sát và ngăn chặn phát ngôn thù hận được các đại biểu thống nhất là rất cần thiết.
Phát ngôn thù địch vẫn là một khái niệm không có định nghĩa quốc tế hợp pháp. Có những cách hiểu khác nhau theo bối cảnh quốc gia khác nhau. Do đó, việc giải quyết phát ngôn thù địch trực tuyến đòi hỏi các giải pháp phù hợp được áp dụng cho bối cảnh quốc gia, được thực hiện thông qua hành động tập thể, bà Haxthausen nhấn mạnh.
Bà Haxthausen cũng tái khẳng định vấn đề phát ngôn thù địch trực tuyến là một lĩnh vực nóng trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc. Vào tháng 6/2019, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutierrez đã đưa ra Chiến lược và Kế hoạch hành động về giải quyết các phát ngôn thù địch, trong đó kêu gọi các tổ chức của Liên hợp quốc, các chính phủ, các công ty công nghệ, các tổ chức giáo dục đẩy mạnh phản ứng với hiện tượng toàn cầu này.