Giang Thị Kim Cúc – Vụ livestream ‘Bà ngoại rút ống thở cháu’ và sự thật từ nhân chứng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vụ việc liên quan đến bà Giang Thị Kim Cúc bị tố chiếm đoạt tiền từ thiện của một nạn nhân tên Lê Văn Thiệt (Bình Phước) còn đang gây xôn xao dư luận. Thì mới đây, chị Huỳnh Châu Hạnh (Thường gọi chị Thép, một biệt đội hỗ trợ oxy cho F0 tại TP.HCM) chia sẻ với phóng viên Ngày Nay toàn bộ vụ việc khiến cộng đồng xôn xao “Bà ngoại rút ống thở cháu” do Cúc livestream.

Theo chị Hạnh chia sẻ, vào chiều 2/9, khi nhận được thông tin về vụ việc một cháu bé tử vong tại bệnh viện nhưng không được đơn vị nào hỗ trợ mai táng, chị đã lập tức đến bệnh viện và liên hệ với nhóm Giang Kim Cúc nhờ hỗ trợ.

Từ lời kể của bảo vệ và nhân chứng lúc đó cho biết, sản phụ đã sinh bé trên đường đến bệnh viện, nhưng đáng tiếc khi đến nơi, bé đã ngưng tim và tím tái. Theo đúng quy trình thủ tục, phải có giấy báo tử của bệnh viện, bên Giang Kim Cúc mới có thể đưa bé đi hỏa táng. Tuy nhiên, lúc này bệnh viện vẫn chưa thể hoàn thành giấy báo tử.

"Trong thời gian đợi, chị cũng đã hỏi về thủ tục. Khi đội Giang Kim Cúc tới, bệnh viện báo không thể làm giấy báo tử mà chỉ có thể làm giấy xuất viện và nêu rõ tình hình sức khỏe khi nhập viện: đã tím tái, ngưng tim, cấp cứu thất bại."

Chị Hạnh cũng khẳng định: "Ngoại không phải con người độc ác, cướp đi mạng sống của cháu mình khi còn có khả năng cứu chữa."

Chị cũng một lần nữa khẳng định, "Theo nhân chứng ở đó kể lại, lúc vào viện, các bác sĩ đã tích cực tập trung hồi sức cho bé, thậm chí tạm ngừng nhận những ca bệnh lúc đó. Dù vậy vẫn không thể cứu bé, tim bé đã ngưng nhưng vẫn bóp bong bóng. Các bác sĩ sau đó đã yêu cầu gia đình ký cam kết bé đã chết trên đường và dù đã cấp cứu nhưng không được. Bà ngoại sau đó đã ký vào tờ cam kết."

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Chị Huỳnh Châu Hạnh - tên thường gọi Thép, chia sẻ lại toàn bộ bản chất sự việc mà Kim Cúc đã livestream cho rằng "bà ngoại rút ống thở giết cháu".

Cũng trong đoạn video, chị Hạnh đã gửi lời cảm ơn tới nhóm của Giang Kim Cúc và các Cộng sự khi đã giúp đỡ giải quyết chuyện của bé; Đồng thời mong CĐM tin rằng bà ngoại không phải là người rút ống thở của cháu bé do cuộc sống khó khăn hay vì đó là một đứa cháu ngoài ý muốn, mà vì bé đã không còn khả năng cứu chữa. Đồng thời, các bác sĩ ở bệnh viện cũng đã làm hết sức mình để giúp cháu.

Sau khi đoạn livestream của nhóm Giang Thị Kim Cúc gây nên làn sóng phẫn nộ cực lớn trong cộng đồng mạng, chị Hạnh cho biết chị đã yêu cầu chị Cúc lên tiếng đính chính và minh oan cho bà ngoại cháu bé. "Cúc có gọi điện cho Thép và Thép nói cần đính chính cho ngoại, thực sự ngoại không phải là người giết đứa bé. Câu chuyện này đã được bác sĩ xác nhận. Khi đó cả Cúc và Thép đều ở đó và mở loa nghe. Phần đó có xuất hiện trên đoạn livestream nhưng do quá ồn nên không nghe rõ lời."

Giang Thị Kim Cúc – Vụ livestream ‘Bà ngoại rút ống thở cháu’ và sự thật từ nhân chứng ảnh 1

Giang Thị Kim Cúc từng livestream tố cáo một bà ngoại rút ống thở cháu bằng những lời lẽ khắc nghiệt, bắt bà ngoại quỳ lạy cháu trong sự lăng mạ của Cúc. Sau đó, Cúc đã xoá clip này.

Về phía Giang Thị Kim Cúc đã xoá clip vụ bà ngoại rút ống thở cháu, đến ngày 4/9, trên trang Giang Thị Kim Cúc và cộng sự có livestream xin lỗi về clip trên. Tuy nhiên, trong đoạn clip này, Cúc không hề đính chính vụ việc bà ngoại “độc ác” giết cháu, mà chỉ cho rằng, bản thân mình quá nóng vội trong vị trícủa một người làm mẹ nên mới có những phát ngôn nóng vội.

Trao đổi với phóng viên Ngày Nay, chị Hạnh cho biết, "Tôi không mong muốn gì hơn ngoài nói lên tiếng nói công bằng cho gia đình vốn đã khốn đốn, đau khổ nhiều trong mất mát này. Tôi không muốn họ nhận thêm tiếng xấu, trả lại sự minh bạch, trong sạch cho gia đình và bà ngoại".

Bác sĩ Đặng Quốc Việt (bệnh viện ĐHYD TP.HCM) nhận định với phóng viên “lại một câu chuyện giả tưởng như chuyện bác sĩ Khoa rút ống thở mẹ trước đây. Theo các quy định hiện hành thì nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm, trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn để quyết định. Không có bất kỳ một thân nhân bệnh nhân nào được tiếp cận, rút ống thở bệnh nhân, cho nên nói chuyện rút ống thở tại bệnh viện là vô cùng hoang đường”.

Giang Kim Cúc là ai?

Giang Kim Cúc (tên thật là Giang Thị Kim Cúc, SN 1988), trước đây được biết đến là một doanh nhân kinh doanh bất động sản ở TP.HCM, bắt đầu được chú ý qua hành trình nhặt rác khắp đất nước năm 2019.

Cũng trong năm 2019, Giang Kim Cúc là thành viên của tổ chức Trashpackers (Người đi nhặt rác). Kim Cúc cùng với chị gái tham gia nhặt rác từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Phan Thiết, Bình Phước, TP.HCM… Hành động của cô được nhiều người và báo đài tung hô với danh xưng "Nữ doanh nhân 'nghiện' nhặt rác".

Những ngày TP.HCM tái bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, Giang Kim Cúc được biết đến là người thường hỗ trợ người khó khăn qua kêu gọi trên livestream, fanpage trong dự án "Chuyến xe nghĩa tình", "Quỹ từ thiện mai táng 0 đồng".

Giang Kim Cúc gây chú ý với nhóm thiện nguyện không tên cùng vai trò trưởng nhóm. Nhóm này chuyên cứu trợ cho những gia đình có người thân mất vì Covid-19.

Như Ngày Nay đã đưa tin, theo đơn thư tố cáo của anh Lê Văn Thiệt (Bình Phước) từ năm 2020. Theo đơn tố cáo này, anh Thiệt do buồn chuyện gia đình nên uống thuốc sâu tự vẫn, được đưa đến bệnh viện nhưng bệnh viện từ chối vì bệnh nhân quá nặng.

Sau đó gia đình vì muốn cứu con nên nhờ chị Giang Thị Kim Cúc đăng bài kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ.

Tuy nhiên, theo người làm đơn tố rằng chị Giang Kim Cúc đã kêu gọi được khoảng 100 triệu đồng (hoặc hơn) nhưng chỉ đưa cho gia đình 19,5 triệu đồng, ngoài ra còn có những lời lẽ xúc phạm, chửi bới.

Trước sự lên tiếng của đông đảo người quan tâm, tối ngày 7/8, Giang Thị Kim Cúc đã có livestream chia sẻ về vụ việc. Trong đoạn livestream dài 43 phút, Cúc cho rằng việc làm mình không sai, có xác nhận của công an Lộc Ninh (Bình Phước), và cho rằng báo chí quan tâm đưa tin vụ việc này chỉ toàn là..."lá cải".

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.