Có nên 'nhốt' trẻ mãi trong nhà?

(Ngày Nay) - Thưa các bà mẹ. Tôi là một ông bố, có con trai nhỏ 10 tuổi. Như mọi đứa trẻ ở Việt Nam, cháu không được đến trường đã gần 2 tháng. Và như phần lớn những đứa trẻ ở thành thị khác, phần lớn thời gian con tôi loanh quanh trong nhà - một căn hộ chung cư lơ lửng giữa lưng trời.

Đúng 10 năm trước, tôi từng phỏng vấn 1 ông cụ ở khu tái định cư Văn Giang. Tầng 17 - tôi nhớ như in. Ông cụ vốn ở phố Hàng Bạc, sau chấp nhận di dời vì chỗ ở cũ nhỏ hẹp xập xệ quá, đổi chục mét phố cổ lấy căn chung cư ngoại thành, cũng được.

Cuộc phỏng vấn về cuộc sống ở nơi mới, cuối cùng chủ yếu nói về nơi cũ. Nhà nhỏ, nhưng bước 1 bước là ra ngoài, có xóm giềng phố xá, đi dạo vòng quanh Hồ Gươm, ra chợ mua mớ rau con cá, ghé quán nước chè hút điếu thuốc lào ăn cái kẹo lạc dưới tán cây bàng.

Đấy là một cuộc sống có giao lưu.

Ở chung cư, lối sống hơn 70 năm bị đảo lộn. Ông cụ bị hạn chế giao tiếp xung quanh đã đành (vì chung cư thì ban ngày toàn khóa cửa cho cẩn thận), cái tù túng nhất là không có chỗ nào để đi. Mạch giao tiếp bị cắt đứt, con người trống rỗng.

"Đêm giao thừa nào tôi cũng ngóng về phố, chú ạ" - Tôi vẫn nhớ câu nói ấy của ông cụ, rất xót xa.

Bọn trẻ của chúng ta, những đứa trẻ phố thị, vốn đã đứt mạch phố phường từ lâu. Chúng không còn biết phân biệt mùa qua những loài hoa, không biết ngửi mùi rêu biết cơn mưa sắp ập đến, không biết đổ dế bắt ve, không biết bắn bi thả diều, không thuộc những con ngõ ngang dọc nối liền thành phố.

Bọn trẻ của chúng ta thành thạo sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh, rành rẽ YouTube, và lơ ngơ không biết quá 5 đứa bạn cùng tòa nhà.

Cách duy nhất để chúng nó có kết nối với xã hội, là đến trường. Nếu không đến trường, thì phải gặp bạn bè cùng lứa, cùng học hoặc chí ít là cùng chơi với nhau. Cách duy nhất để trẻ con hoàn thiện thể chất của chúng, là được hoạt động thể dục.

Hoạt động thể dục, là chạy nhảy, hít thở, la hét, mồ hôi mồ kê, lăn lê bò toài thậm chí thâm tím mình mảy. Chứ không phải là bật cái máy Wii lên và cầm cái remote chơi tennis giả lập trong nhà. Cẩn thận thì đúng rồi, nhưng hãy tìm hiểu các con số một chút.

47.000 ca nhiễm virus Covid-19 ở Vũ Hán, duy nhất 1 ca tử vong dưới 20 tuổi, không có 1 ca dưới nhiễm dưới 10 tuổi nào tử vong. Đó là trường hợp xấu nhất là đứa trẻ nhiễm virus nhé.

Con bạn sẽ an toàn nếu:

- Cho con chơi ở nơi thoáng đãng như vườn hoa, công viên. Không chạm tay vào các đồ vật nhiều người sử dụng. Để an toàn, bạn mang đồ cá nhân đi (ghế xếp, bình nước, đồ ăn nhẹ...), rửa tay bằng dung dịch trước và sau khi chơi.

- Tiếp xúc với nhóm an toàn. Chẳng hạn 1 bọn trẻ cùng chung cư và không có diện F (1, 2, 3..) nào trong khu vực, thì sao không cho chúng nó chơi vơi nhau?

- Đeo khẩu trang khi vào thang máy, và không chạm vào thang máy (virus corona sống khá lâu trên bề mặt kim loại). Cẩn thận nữa thì rửa tay và thay quần áo cho luôn vào máy giặt sau khi ra ngoài chơi.

- Uống nhiều nước ấm trong quá trình chơi (bạn có thể cho nước ấm vào bình giữ nhiệt cho con mang theo). Các vận động viên chuyên nghiệp cũng uống nước ấm, luôn tốt cho vận động hơn là nước lạnh.

- Bổ sung vitamin C và các khoáng chất khác hơn mức bình thường một chút.

- Tốt nhất, bố mẹ dành thời gian cho con ra ngoài chơi mỗi ngày 1-2 giờ. Có thể vào sáng sớm hoặc chiều tối trước bữa ăn.

Bạn hãy xem cái ảnh tôi chụp lại 1 sân chơi ở 1 tòa chung cư lớn. Trước dịch, lúc nào cũng có trẻ con chơi ở đấy. Còn lúc tôi chụp, một ngày cuối tuần đẹp trời, vắng tanh. Hai đứa trẻ nào đó được bố mẹ cho ra ngoài (hoặc rất có thể là lén trốn ra), vào sân chơi một lúc thì chán quá, bỏ về.

Có nên 'nhốt' trẻ mãi trong nhà? ảnh 1

"Có hai đứa thì chơi trốn tìm chán lắm" - tôi nghe một nhóc nói thế, là cậu nhóc không đeo khẩu trang.

Dịch sẽ còn hoành hành chưa biết đến bao giờ mới thực sự an toàn để mọi nhịp sống trở lại như cũ. Cả thế giới như đang đông cứng lại. Nhưng bọn trẻ của chúng ta, chúng nó cần lớn, chúng nó đang lớn mà?

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.