Giáo sư Hàn Quốc chuyên nghiên cứu rác thải từ Triều Tiên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Truyền thông Triều Tiên gần đây mô tả 2022 là năm tồi tệ nhất, trong bối cảnh nước này phải vật lộn với các lệnh cấm vận quốc tế và làn sóng lây nhiễm COVID-19.
Giáo sư Hàn Quốc chuyên nghiên cứu rác thải từ Triều Tiên

Rất khó để thế giới bên ngoài đánh giá mức độ nghiêm trọng mà Triều Tiên đang trải qua, nhưng một học giả Hàn Quốc đang cố gắng hiểu rõ hơn về tình hình bằng cách nghiên cứu rác trôi dạt từ miền Bắc, bao gồm cả giấy gói kẹo và bao bì đồ ăn vặt bị vứt bỏ.

"Đây là vỏ cây kem được sản xuất tại Triều Tiên vào tháng 9. Ta có thể thấy chất lượng của nó đã được cải thiện so với những cái mà tôi tìm thấy trước đó", giáo sư Kang Dong-wan từ Đại học Dong-A ở thành phố cảng Busan cho biết.

Giáo sư Kang thường tìm kiếm các mảnh rác trôi dạt trên đảo Yeonpyeong, ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Hàn Quốc. Mã QR trên bao bì cho thấy nó được sản xuất tại Sariwon, thủ phủ của tỉnh Bắc Hwanghae của Triều Tiên.

Giáo sư Hàn Quốc chuyên nghiên cứu rác thải từ Triều Tiên ảnh 1

Giáo sư Kang Dong-wan cầm trên tay một chiếc vỏ bọc kem có xuất xứ từ Sariwon, thủ phủ của tỉnh Bắc Hwanghae.

Vị học giả này cho biết vật liệu được sử dụng để làm vỏ bọc bền hơn nhiều so với vật liệu được tìm thấy năm 2021. Ngày sản xuất trên giấy gói được khắc bằng máy thay vì in bằng mực như những loại cũ.

Hầu hết các nhà máy chế biến thực phẩm của Triều Tiên đều được đặt tại Bình Nhưỡng, nhưng lớp vỏ bọc cho thấy kem được sản xuất tại một nhà máy hiện đại bên ngoài thành phố này.

Thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa Bình Nhưỡng và các vùng nông thôn là một thách thức chính sách quan trọng đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-u, và việc tìm thấy bao bì thực phẩm được cải tiến cho thấy những nỗ lực của ông Kim đang bắt đầu đơm hoa kết trái.

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động được tổ chức vào cuối năm 2021, ông Kim kêu gọi sản xuất và cung cấp các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời hiện đại hóa các nhà máy địa phương trong các ngành như chế biến thực phẩm.

Trong khi mô tả 2022 là năm khó khăn nhất, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của chính phủ Triều Tiên, đã ca ngợi những nỗ lực của đảng trong việc phát triển khu vực nông thôn và các ngành công nghiệp địa phương.

Giáo sư Kang cho biết có rất nhiều hộp đựng sữa và sữa chua bị vứt bỏ trong số rác xuất xứ từ Triều Tiên. Vào tháng 6 năm 2021, Chủ tịch Kim Jong-un đã ra lệnh cung cấp thực phẩm tốt cho sức khỏe như các sản phẩm từ sữa cho trẻ em trên toàn quốc với chi phí do nhà nước chi trả. "Mặc dù thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, nhưng có vẻ như các nguồn lực đáng kể đã được đổ vào các lĩnh vực được chỉ định ưu tiên", ông Kang nói.

Ông Kang đã tiến hành nghiên cứu thực địa gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên để thu thập thông tin về cuộc sống ở miền Bắc. Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến ông không thể tới Trung Quốc, giáo sư Kang bắt đầu phân tích rác thải của Triều Tiên trôi dạt vào các hòn đảo gần biên giới giữa hai miền. Vào mùa đông, dòng biển từ Siberia mang theo nhiều rác hơn đến các bãi biển của những hòn đảo đó. Kang cho biết ông đã thu thập được tổng cộng hơn 5.000 món đồ.

Giáo sư Hàn Quốc chuyên nghiên cứu rác thải từ Triều Tiên ảnh 2

Người dân Triều Tiên cắt một đầu tuýp kem đánh răng để tiết kiệm lượng thuốc bên trong.

Rác trôi dạt từ Triều Tiên cung cấp nhiều manh mối về cuộc sống hàng ngày ở nước này. Gần đây ông Kang đã tìm thấy những đôi dép cao su và ủng đi mưa của trẻ em có vết rách được khâu bằng chỉ dày. Đáy của các tuýp kem đánh răng và thuốc mỡ luôn bị cắt bỏ khi người ta cạo từng mẩu cuối cùng bên trong.

Kể từ năm 2018, Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Donald Trump về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng với hy vọng đạt được thỏa thuận nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Do không thể đàm phán với người Mỹ, ông Kim đã tăng cường gấp đôi nỗ lực mở rộng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Triều Tiên cũng bắt đầu tán dương những ưu điểm của nền sản xuất trong nước, kêu gọi người dân chịu đựng gian khổ để đạt được tình trạng tự cung tự cấp. Động thái này nhằm mục đích chuẩn bị cho đất nước trong một thời gian dài chống chọi lại các lệnh trừng phạt quốc tế.

Các thành phần được liệt kê trên một chai đồ uống cũng cho thấy mức độ thiếu thốn tại Triều Tiên. Theo giáo sư Kang, một thành phần nổi bật là "đường cỏ tháng 8", chiết xuất từ cây cỏ ngọt được dùng như một chất thay thế đường mía.

Tuy nhiên, bao bì thực phẩm mới cũng cho thấy sự đa dạng. Ông Kang đã tìm thấy một gói mỳ ăn liền có hình nhân vật Hello Kitty giống như những gói mỳ Shin Ramyun vốn rất phổ biến tại Hàn Quốc.

Giáo sư Hàn Quốc chuyên nghiên cứu rác thải từ Triều Tiên ảnh 3

Một túi đựng đồ ăn nhanh xuất xứ từ Triều Tiên được trang trí bằng hình nhân vật Hello Kitty.

Bao bì đầy màu sắc vốn không liên quan tới thành phần bên trong. Nhưng hành vi của người tiêu dùng Triều Tiên đã thay đổi kể từ khi ông Kim Jong-un bắt đầu thúc đẩy tự do hóa kinh tế, hợp pháp hóa các khu "chợ đen" (jangmadang). Người dân bắt đầu muốn lựa chọn sản phẩm dựa trên sở thích của họ, trong khi chính phủ và các doanh nghiệp cũng sản xuất các mặt hàng để đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng đó.

Số liệu thống kê gần đây của Hàn Quốc đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế Triều Tiên. Theo ước tính của Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc, sản lượng lương thực của miền Bắc đã giảm 3,8% về khối lượng trong năm 2022.

Sự suy giảm này được cho là do mùa mưa kéo dài và các yếu tố khác cản trở sự phát triển của lúa, khoai tây và các loại cây trồng khác. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển ước tính rằng tổng sản phẩm quốc nội của Triều Tiên đã giảm 2,9% vào năm 2021 so với năm trước.

"Nếu người dân Triều Tiên bắt đầu bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua các giao dịch thị trường, điều đó sẽ mang lại một sự thay đổi có ý nghĩa cho đất nước", giáo sư Kang chỉ ra.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?