Gìn giữ nét đẹp ngày Xuân...

0:00 / 0:00
0:00
Hiện khắp nơi trên cả nước cũng như Thủ đô Hà Nội đang tưng bừng các hoạt động mừng Xuân Tân Sửu 2021. Tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, công tác chuẩn bị cho Hội chữ Xuân đang được tiến hành khẩn trương để ra mắt công chúng đúng hẹn...
Gìn giữ nét đẹp ngày Xuân...

Hiện khắp nơi trên cả nước cũng như Thủ đô Hà Nội đang tưng bừng các hoạt động mừng Xuân Tân Sửu 2021. Tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, công tác chuẩn bị cho Hội chữ Xuân đang được tiến hành khẩn trương để ra mắt công chúng đúng hẹn, góp phần thiết thực gìn giữ nét đẹp văn hóa thư pháp, văn hóa xin chữ của người Việt Nam ngày xuân.

Nếp xưa trong Tết nay

Đã thành thông lệ, Hội chữ Xuân Tân Sửu 2021 tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám tiếp tục ấn định ngày trở lại ngay sau Tết ông Công, ông Táo (ngày 5-2, tức 24 tháng Chạp). Năm nay, Hội chữ Xuân có chủ đề “Đạt - Tài” thể hiện ước vọng cũng là mục tiêu tu dưỡng, rèn luyện suốt đời của người Việt Nam, trở thành người vừa có tài, vừa có đức.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: “Chủ đề năm nay được lấy từ tên một trong hai chiếc cửa bên cạnh “Đại Trung Môn” thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề này, ngoài mục đích khai thác giá trị di tích vào Hội chữ Xuân, còn là để gửi gắm, lan tỏa thông điệp hiếu học, hiếu nghĩa trong nền giáo dục xưa và nay của đất nước”.

Chuẩn bị chu đáo cho hoạt động thường niên đầy ý nghĩa này, từ nhiều ngày trước, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với Ban Liên lạc các câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội tổ chức đợt khảo tuyển, chọn ra những "ông đồ" có đủ khả năng, trình độ thực hành nghệ thuật thư pháp phục vụ công chúng.

Theo đó, đợt khảo tuyển thu hút gần 100 người viết từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua 216 tác phẩm thư pháp, trong đó có 78 tác phẩm chữ Quốc ngữ và 138 tác phẩm Hán - Nôm, Ban tổ chức đã chọn ra được 60 “ông đồ” bảo đảm các tiêu chí, yêu cầu của Hội chữ Xuân; đồng thời chọn ra các tác phẩm trưng bày xuất sắc nhất để trao giải. Đến thời điểm này, công tác cấp phát thẻ hoạt động tại Hội chữ Xuân đã được hoàn tất. Từ ngày 28-1, các gian viết chữ đã được lắp dựng, bảo đảm yêu cầu về trật tự, mỹ quan.

Có nhiều năm tham gia Hội chữ Xuân tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà thư pháp Bùi Chính Hưng, Câu lạc bộ Thư pháp Việt Tâm Bút chia sẻ: “Nghệ thuật thư pháp thể hiện tinh thần yêu văn hóa, thú chơi tao nhã của người Việt Nam. Mỗi bức thư pháp đều hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ, giúp người xem lĩnh hội để từ đó sống tích cực hơn”.

Còn theo nhà thư pháp Nguyễn Thị Đức, Câu lạc bộ Thư họa UNESCO, Hội chữ Xuân là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam. “Tham dự sự kiện, tôi mong muốn mang đến cho người dân Hà Nội và du khách những con chữ ý nghĩa cùng ước vọng bình an, may mắn trong năm mới”, nhà thư pháp Nguyễn Thị Đức nói.

Gìn giữ nét đẹp ngày Xuân... ảnh 1

Nét đẹp của truyền thống xin chữ ngày Tết

Bồi đắp, làm giàu văn hóa

Bên cạnh ý nghĩa bảo tồn nét đẹp văn hóa thư pháp, văn hóa xin chữ của người Việt Nam, Hội chữ Xuân Tân Sửu 2021 còn hướng tới mục tiêu tạo không gian vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh, góp phần bồi đắp, nâng cao đời sống tinh thần, làm giàu văn hóa cho công chúng Thủ đô và du khách.

Ngoài khu vực sân khấu trung tâm, nơi trình diễn thư pháp, diễn xướng nghệ thuật dân gian, Hội chữ Xuân còn tổ chức 5 không gian trưng bày, trải nghiệm, gồm: Không gian lều chõng sĩ tử đi thi; không gian giấy dó với nghệ thuật thư pháp và mỹ thuật dân gian; làng sĩ tử với hoạt động xin - cho chữ; không gian lễ và hội; không gian chợ phiên và ẩm thực truyền thống.

Xuyên suốt trong những không gian này là các tiểu cảnh mô phỏng trường thi với lều chõng, tháp canh, nhà thập đạo; tái hiện khung cảnh chợ quê, ngày mùa, “vinh quy bái tổ”; không gian trải nghiệm các trò chơi dân gian, cờ tướng, cờ người...

Ông Hoàng Xuân Hòa (phố Cát Linh, quận Đống Đa) chia sẻ: “Năm nào gia đình tôi cũng tham dự Hội chữ Xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tại Hội chữ Xuân, chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn về không khí Tết cổ truyền cũng như những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước”.

Tiếp nối thành công của những mùa hội trước, Hội chữ Xuân Tân Sửu 2021 dự kiến kéo dài đến hết ngày 21-2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). Trước và trong thời gian diễn ra sự kiện, công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ và đặc biệt là phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được tăng cường tối đa, như phun thuốc diệt khuẩn toàn bộ không gian Hội chữ Xuân, cung cấp dung dịch vệ sinh tay, duy trì nhắc nhở tuân thủ thông điệp “5K” (đeo khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế) của Bộ Y tế.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động, sau 7 năm tổ chức, Hội chữ Xuân ngày càng khẳng định được giá trị trong lòng công chúng Thủ đô và du khách. Hội chữ Xuân năm nay tiếp tục tăng cường công tác tổ chức và quản lý sự kiện. Người tham gia viết chữ có trách nhiệm đeo thẻ suốt thời gian tham gia hoạt động; không lấn chiếm hay di chuyển vị trí đã được quy hoạch; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch Covid-19…

Theo Hà Nội Mới
Bình luận
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Kiến trúc độc đáo cũng là điểm thu hút ngôi chùa này.
Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây
(Ngày Nay) - Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.
Hợp tác nhiều dự án truyền hình giữa Việt Nam - Trung Quốc
Hợp tác nhiều dự án truyền hình giữa Việt Nam - Trung Quốc
(Ngày Nay) - Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã khởi động hoạt động hợp tác năm 2025, kỷ niệm 75 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm Giao lưu Nhân văn Việt Nam - Trung Quốc.
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
(Ngày Nay) -  Ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.