Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lễ giỗ lần thứ 192 Khâm sai Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra từ ngày 2 đến 4/9/2024 tại Di tích lịch sử - Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Ban Quản lý Di tích Lăng đã thực hiện trang trọng nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn, các đại biểu và người dân tham dự cùng thành kính dâng hương Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính ảnh 1
Lễ cúng tiên thường nhân ngày Giỗ thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt tại Khu di tích lịch sử Văn hóa quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, TPHCM. Ảnh: Giản Thanh Sơn

Đức Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại Hoà Quí, xã Hoà Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội của chúa Nguyễn Ánh từ năm 1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn nên nhanh chóng được thăng tiến trong hàng ngũ tới chức chỉ huy Tả quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc.

Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ trong Triều đình, nhiều lần công cán ở phía Bắc thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định thành (từ năm 1812 - 1815 và từ năm 1820 - 1832).

Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính ảnh 2

Nghi thức lễ cúng tiên Đức Tả quân Lê Văn Duyệt tại Khu di tích lịch sử Văn hóa quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, TP.HCM, do nghệ sĩ Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM thực hiện. Ảnh: Giản Thanh Sơn

Sinh thời, khi làm Tổng trấn Gia Định thành, ông thể hiện rõ là một vị quan công minh, thanh liêm, chính trực, luôn quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, giữ an yên và mở mang vùng đất Nam bộ.

Ông nêu gương liêm khiết, kiên quyết và thẳng tay trừng trị bọn quan lại sâu dân mọt nước, ức hiếp và cướp bóc dân lành… và ông bị mang 9 án tử oan!

Khi tạ thế (1832), Tả quân được nhân dân xây lăng mộ và đền thờ ở khu vực Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) và đền thờ Lê Văn Duyệt cùng song thân nằm ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang), cung kính thờ phụng cho đến nay.

Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính ảnh 3

Nghi thức lễ cúng tiên do nghệ sĩ Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM thực hiện. Ảnh: Giản Thanh Sơn

Theo nhà sử học Lê Văn Lan, Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt là một người có tầm nhìn, hoạt động cùng công lao về mặt văn hóa rất lớn khi đứng ra thành lập hai cơ quan là "Anh hài" để rèn luyện võ nghệ và "Giáo dưỡng" dạy văn chương, nghề nghiệp cho trẻ nhỏ khắp trong nước, cho mở các trường học ở nhiều nơi.

Ông khuyến khích, giúp đỡ việc rèn luyện, đào tạo nhân tài, những trường hợp thành đạt như: Lê Văn Đức, Trương Minh Giảng, Phan Thanh Giản, Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa….

Những hoạt động văn hóa - văn nghệ của "Bình Dương thi xã" với "Gia Định tam gia" (Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định), Đoàn kịch Nghệ hát bội "Nhứt Chiêu"… đã diễn ra sôi nổi ở thời làm Tổng trấn Gia Định thành của Lê Văn Duyệt hoặc do chính Lê Văn Duyệt chủ trương.

Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính ảnh 4

Nghi thức lễ cúng tiên do nghệ sĩ Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM thực hiện. Ảnh: Giản Thanh Sơn

Tầm nhìn văn hóa của Lê Văn Duyệt còn giúp ông có những ứng xử thoáng đạt, cởi mở trong các vấn đề "người Tây Dương" và Công giáo, đặc biệt ở nhiều trường hợp làm ngoại giao.

Theo nhà sử học này, năm 1822, một phái đoàn ngoại giao hơn 30 người của Đại sứ nước Anh là John Crawfurd đã có cuộc gặp gỡ với Lê Văn Duyệt, đem tặng nhiều quà nhưng bị từ chối. Khi "bí mật tặng quan Tổng trấn thuốc súng (để dùng vào việc quân) thì được tặng lại trâu, heo quay và gà vịt, lại còn được mời xem một buổi biểu diễn tranh đấu giữa voi và cọp".

Đại sứ nước Anh ghi vào "Nhật ký" (in năm 1828): "Quan Tổng trấn 58 tuổi, vẻ mặt sôi nổi và thông minh, hơi thấp bé và gầy nhưng hoạt bát. Ông ấy ăn mặc giản dị, với bộ đồ lụa và khăn quấn đầu màu đen. Được tặng nhiều quà nhưng ông ấy đã từ chối, rất khác với các quan chức tham lam ở Xiêm La…!”.

Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính ảnh 5

Cổng lăng Lê Văn Duyệt trong những ngày Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: Giản Thanh Sơn

Lần làm Tổng trấn Gia Định thành thứ hai từ năm 1820 đến năm 1832 - là thời trị vì của vua Minh Mạng. Khi Chân Lạp gặp biến động từ vụ nổi loạn của Sư Kế, khởi dấy từ Phiên An, Lê Văn Duyệt lập tức ra tay trấn áp và thành công trong việc giữ yên bờ cõi, cùng với sự an toàn của triều chính nước láng giềng.

Sách "Đại Nam thực lục" có ghi, khi vua Minh Mạng lấy Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt lĩnh chức Tổng trấn Gia Định thành (lần thứ hai): “Phàm truất thăng quan lại, hưng lợi trừ hại, tất cả việc của Gia Định thành và việc biên cương, đều cho tùy nghi mà làm". Tức thị: Lê Văn Duyệt đã được trao quyền rất lớn, trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó, có việc điều hành bộ máy quan lại, phát hiện và trừng trị những tiêu cực, xấu kém, để làm trong sạch bộ máy.

Điển hình trong việc Lê Văn Duyệt tích cực và thành công "chống tham nhũng" trong bộ máy chính quyền Gia Định thành là vụ án tử hình Huỳnh Công Lý tham nhũng và lộng quyền năm 1821, cho dù đây là người đương chức Phó Tổng trấn và là nhạc phụ của Minh Mạng.

Giỗ lần thứ 192 Đức Tả quân Lê Văn Duyệt: Một vị quan công minh, liêm chính ảnh 6

Súng Thần công di tích Thành Gia Định, trưng bày bên trong khuôn viên Lăng Lê Văn Duyệt. Ảnh: Giản Thanh Sơn

Lê Văn Duyệt còn là người rất giỏi việc "hưng lợi" bằng kinh tế trên toàn hạt cai quản của mình, kể cả việc đem 15.000 "phương" gạo phát chẩn cho người dân Khmer bị nạn đói năm 1827. Năm 1823, Tổng trấn cho đào kênh Vĩnh Tế, chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, từ Châu Đốc đến Hà Tiên - một công trình cực kỳ quan trọng và rất có giá trị về đủ các mặt, không chỉ đối với đương thời, mà còn đến tận ngày nay….

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.