Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Ban Quản lý Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chỉ trong 7 ngày đầu năm Nhâm Dần, có khoảng 50 ngàn lượt người đến viếng.
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt hay còn gọi là Lăng Ông, là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832); hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, có cổng Tây tại số 126 đường Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh (TP.HCM).

Do vị trí Lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung Lăng Ông - Bà Chiểu (tức là “Lăng Ông ở Bà Chiểu”) để chỉ khu vực này.

Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 1
Thắp nhang viếng Lăng ông tại tiền đình.

Lăng Ông rộng 18.501m2 trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.

Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 2

Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt. Và do lệ kiêng cữ tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ "lăng Ông" với hai từ "Bà Chiểu" để chỉ khu lăng của Tả Quân.

Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 3
Dịp đầu năm, không ít người còn xin xăm để coi vận mệnh trong năm như thế nào.
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 4

Bà Lâm Thị Hoàng Anh - Trưởng Ban Quản lý lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm và dịp giỗ Tả quân là người dân đến viếng nhiều nhất. Chỉ trong 7 ngày đầu năm Nhâm Dân, có đến khoảng 50 ngàn lượt người đến viếng. “Giỗ ông diễn ra vào ngày 30/7-2/8 Âm lịch hằng năm”, bà Anh cho biết thêm.

Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 5

Trước năm 1975, tuyến đường chạy dọc theo phía Tây Lăng Ông (đoạn từ Lăng đến cầu Bông) mang tên đại lộ Lê Văn Duyệt. Đến ngày 14/8/1975, đoạn này bị đổi tên vì nhập chung tên với đường Đinh Tiên Hoàng (phía Quận 1). Đến ngày 16/9/2020, sau 45 năm bị thay đổi tên, đoạn đường này được phục hồi tên cũ là đường Lê Văn Duyệt nhân dịp giỗ lần thứ 188 của ông.

Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 6
Quét dọn tại khu mộ của Tả quân.
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 7
Viếng phần mộ của vợ chồng Tả quân.
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 8

Tả Quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764, trong một gia đình nông dân tại làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông nội của ông từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào đây sinh sống.

Lê Văn Duyệt theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Ông vốn được sung làm thái giám, công việc nội đình làm rất giỏi nhưng tài đánh trận cũng không thua kém ai. Cuộc đời binh nghiệp của ông thăng tiến rất nhanh, ông đã được thăng lên chức Tả quân, trở thành một vị tướng chủ lực, quan trọng nhất dưới thời chúa Nguyễn.

Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 9
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 10
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 11
Hằng ngày, người dân đều đặn đến viếng Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Khoảng 50 ngàn lượt người viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt dịp đầu năm Nhâm Dần ảnh 12

Năm 1989, Lăng Lê Văn Duyệt được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.