Xét theo giới tính, nam giới có suy nghĩ tích cực về hôn nhân hơn là nữ giới và khi tuổi càng cao thì càng có quan điểm tích cực hơn.
Cụ thể, 34% nam giới trong độ tuổi 19-24 tham gia khảo sát đánh giá tích cực về hôn nhân, tiếp đến là 36,1% khi đạt độ tuổi từ 25-29 và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 39,2% khi vào độ tuổi 30-34.
Trong các lý do không muốn kết hôn, cứ ba người thì có một người chọn câu trả lời là "không đủ tiền để kết hôn". Theo sau đó là các lý do như cảm thấy không cần thiết phải kết hôn, lo ngại áp lực về việc sinh nở và nuôi con, công việc không ổn định, chưa gặp được đối tượng kết hôn.
Hơn 50% tầng lớp thanh niên Hàn Quốc có suy nghĩ là không cần phải sinh con sau khi kết hôn. Tỷ lệ này tăng dần theo mỗi năm, cụ thể tăng từ 46,4% vào năm 2018 lên 50,5%, năm 2021 và 53,5% trong khảo sát mới. Trong khi đó, cứ 10 người thì có 4 người cho rằng có thể có con mà không cần kết hôn.
Gần 85% người trong độ tuổi thanh niên cảm thấy cần phải phân chia công việc nhà công bằng, song chỉ có 41% trả lời đang thực sự thực hiện.
Về câu hỏi ai nên là người phải chăm sóc bố mẹ khi về già, 60,7% cho rằng cả gia đình, Chính phủ và xã hội phải có trách nhiệm về vấn đề này; 15% thì trả lời bố mẹ phải tự giải quyết.
Khi được hỏi về yếu tố quan trọng nhất khi chọn việc làm, 35,8% giới trẻ trả lời là thu nhập, tiếp sau đó là tính ổn định với 22,1%, số người chọn yếu tố phù hợp với tính cách và thú vị có 19,1%, môi trường làm việc là 9,8%.