Giữ lấy hồn 'di sản công nghiệp'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long, Công ty In báo Nhân dân tại 15 Hàng Tre... sẽ phải di dời khỏi nội đô Hà Nội trong vòng 5 năm tới.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng - bà Phạm Thúy Loan từng chia sẻ quan điểm, những nhà máy này chính là Di sản công nghiệp. Di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung, phản ánh sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử văn minh nhân loại, một sự thông thái được kế thừa và là một tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Các giá trị của một di sản công nghiệp có thể được nhận diện trong tình trạng hiện tại của địa điểm, trong các tài liệu và trong ký ức của con người gắn với địa điểm sản xuất đó.

Ký ức trong lòng người Hà Nội

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) hồi tháng 7 vừa qua.

Theo đó, HĐND thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) hiện đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch.

Cụ thể, danh mục 9 cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm: Công ty In báo Nhân Dân Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên In báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH một thành viên In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.

Giữ lấy hồn 'di sản công nghiệp' ảnh 1

Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng năm 1890.

Theo báo cáo tại tờ trình của UBND Thành phố, việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch (đợt 1) nhằm làm cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp có kế hoạch và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất phải di dời theo quy hoạch, qua đó góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích sử dụng, đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị.

Những nhà máy năm xưa như những “dấu chân” của thời đại, gắn với các thế hệ làm việc trong các nhà máy ở Hà Nội, để lại những dấu ấn lịch sử, xã hội mạnh mẽ.

Đây là quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan đô thị cũng như nhịp sống của người dân. Nhắc về vai trò của những nhà máy xưa cũ này, đã có không ít hội thảo, tọa đàm “cày xới” vấn đề này.

Trong cuộc tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi” cách đây 2 năm, ông Phạm Ngọc Lân, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, Hà Nội đang có hơn 90 nhà máy cũ thuộc diện di dời, trong đó có không ít những nhà máy cũ mang rất nhiều giá trị. Tiêu biểu như Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long… Những công trình này chính là những di sản đại diện cho sự phát triển của xã hội và đô thị trong một giai đoạn lịch sử. Mỗi công trình đều là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hiện đại hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

“Nhà máy Xe lửa Gia Lâm hay Nhà máy Bia Hà Nội, sự xuất hiện của chúng còn là sự khai sinh của một ngành công nghiệp. Sự xuất hiện của Nhà máy Bia Hà Nội còn mở ra một giai đoạn mới, một không khí mới trong văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội. Không những thế, Nhà máy Bia Hà Nội còn là công trình kiến trúc hiện đại nhất Hà Nội, thậm chí nhất cả miền Bắc trong giai đoạn đó. Đặc biệt, giá trị kiến trúc của nhà máy này vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay”,ông Lân nói.

Giữ lấy hồn 'di sản công nghiệp' ảnh 2

Công ty Thuốc lá Thăng Long

Ông cũng lấy ví dụ về một công trình, mà có lẽ ai ai cũng biết (hình ảnh hoạt động của nhà máy này được chọn in trên đồng tiền có mệnh giá 2.000đ của nước ta): Nhắc đến nhà máy Dệt Nam Định là nhắc đến cả đời sống của người dân thành Nam, khi có những gia đình 3-4 thế hệ làm công nhân nhà máy dệt, có thời điểm ¼ dân số TP Nam Định làm việc tại đây. Hay những nhà máy đã gắn với và trở thành ký ức về thời kỳ đô thị hóa một thời của Hà Nội như khu Cao - Xà - Lá (Nhà máy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng Hà Nội, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long) ở quận Thanh Xuân. Một đô thị mới ở phía Tây Nam Hà Nội đã được hình thành, với những khu tập thể rất đặc trưng.

Những nhà máy năm xưa như những “dấu chân” của thời đại, gắn với các thế hệ làm việc trong các nhà máy ở Hà Nội, để lại những dấu ấn lịch sử, xã hội mạnh mẽ.

Rời đi, rồi sao?

Hà Nội từ lâu đã có chủ trương di dời các khu công nghiệp, điểm công nghiệp ra ngoại thành để khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng sống của người dân. Thế nhưng, thay vì sử dụng quỹ đất sau khi di dời để phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi xe… thì hàng loạt chung cư, cao ốc lại được “dựng” lên gây sức ép không nhỏ cho hạ tầng đô thị.

Thực tế này đã và đang diễn ra. Đơn cử, tại quận Hai Bà Trưng, bến xe Lương Yên bị xóa sổ, một chung cư cao tầng xuất hiện với hàng nghìn hộ dân ồ ạt về ở. Còn ở quận Thanh Xuân, mảnh đất công nghiệp của Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất được thay bằng dự án chung cư Thống Nhất Complex với tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân. Tương tự, ở quận Hoàng Mai, nhà máy cơ khí 120 ở 609 Trương Định sau khi di dời đã “mọc” lên tòa nhà Nam Đô Complex với 2 tòa chung cư gần 30 tầng và 1 tòa nhà hỗn hợp 14 tầng.

Giữ lấy hồn 'di sản công nghiệp' ảnh 3

Nhiều nhà máy cũ nằm trong khu nội thành

Những nhà máy bị cho là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, ùn tắc cho nội đô đã nhường chỗ cho những dự án mới khiến tình trạng ùn tắc, quá tải đô thị nhân lên gấp nhiều lần. Đó có phải là lỗi quy hoạch?

TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông với hơn 20 năm trong nghề, phân tích Hà Nội thời gian qua có rất nhiều mảnh “đất vàng” biến thành chung cư, tòa nhà cao tầng không được kiểm soát chặt chẽ. Thủ tướng Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh, nơi nào hạ tầng tốt mới cho xây nhà cao tầng nhưng lòng đường Nguyễn Tuân quá nhỏ hẹp, không phát triển các mạng lưới giao thông công cộng được mà vẫn cho xây nhà cao tầng nhiều như vậy thì phải kiểm soát lại lỗi từ quy hoạch.

Dù di sản công nghiệp còn là khái niệm khá mới mẻ, nhưng nếu không có cái nhìn đúng đắn về loại hình di sản này để có các biện pháp bảo vệ kịp thời, tương lai không xa, các di sản công nghiệp sẽ chỉ còn trong ký ức của người Hà Nội.

Còn theo TS. KTS Phạm Anh Tuấn, khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại học Xây dựng, thực tế việc triển khai quy hoạch dường như lại đang có sự đối lập lại với quy hoạch ban đầu. Không gian xanh không những không được mở rộng thêm mà còn bị giảm đi. Ở vị trí trung tâm, nhu cầu sử dụng không gian xanh lớn thì không còn quỹ đất, nói đúng hơn là quỹ đất hầu hết đã bị “thâu tóm”. Trong khi đó, nhiều công viên lớn lại quy hoạch ở vị trí xa trung tâm, hạn chế khả năng tiếp cận của người dân nội đô, gây ra sự lãng phí lớn.

Việc Hà Nội di dời hơn 90 nhà máy ra khỏi nội đô là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, trong 21 nhà máy đã được giải tỏa mặt bằng, thì có đến 19 chung cư mọc lên. Những khu đô thị mới thay thế các nhà máy cũ ở nội đô đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, như đã nói, trong hơn 90 nhà máy cũ ấy, có không ít nhà máy mang trong mình “dấu chân” thời đại, chứng tích lịch sử, dấu ấn văn hóa.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.