Giúp người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cuộc sống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công tác hỗ trợ việc làm cho người lao động khuyết tật trong thời gian gần đây đang được các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng. Ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia công tác giáo dục, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Giúp người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cuộc sống

Giúp người cùng cảnh ngộ

Cơ sở may thêu mang tên "Học nghề - Việc làm 3/12" ở phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) thường xuyên có khoảng 15 người khuyết tật đến học nghề và làm việc. Các học viên thuộc các đối tượng khuyết tật khác nhau, đa phần là khuyết tật nặng. Tại đây, họ được rèn luyện ngôn ngữ cơ thể và đào tạo nghề may, thêu các loại cờ khác nhau. Lương các học viên căn cứ vào từng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm nhiều ít phụ thuộc vào sức khỏe và tình trạng khuyết tật, mức thu nhập trung bình của mỗi người khoảng 4-5 triệu/ tháng.

Chủ cơ sở Học nghề - Việc làm 3/12, ông Nguyễn Kim Khôi cũng là một người khuyết tật. Theo ông Nguyễn Kim Khôi, kể từ thời điểm ông thành lập cơ sở này vào năm 2009 đến nay, đã có hơn 100 người khuyết tật được đào tạo nghề may, có việc làm để tự nuôi sống bản thân.

Có trường hợp học viên chỉ sử dụng được một bên tay, cơ sở đã giúp họ sử dụng thành thạo, hữu ích cánh tay này và cánh tay còn lại. Có trường hợp học viên khuyết tật chân với tình trạng hai chân quá ngắn, không với tới bàn đạp máy khâu, cơ sở đã điều chỉnh trục máy khâu thấp xuống và chế tạo thiết bị nối dài tới chân, giúp học viên có thể xoay được bàn chân khi đạp máy...

Ngoài cơ sở của ông Nguyễn Kim Khôi, những năm gần đây ở Hà Nội có thêm nhiều người khuyết tật mở cơ sở đào tạo nghề, sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và những người cùng cảnh ngộ.

Giúp người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cuộc sống ảnh 1

Vụn Art là một trong những cơ sở đào tạo, cung cấp việc làm cho người khuyết tật tiêu biểu tại Hà Nội.

Điển hình như Hợp tác xã Vụn của của ông Lê Việt Cường (phường Vạn Phúc, quận Hà Ðông) hay Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn) của bà Ðinh Thị Quỳnh Nga hoặc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thêu tranh, ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương (xã Quất Động, huyện Thường Tín) của bà Hoàng Thị Khương.

Cải thiện đời sống, điều kiện sinh hoạt

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay, ước tính cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7,06% dân số. Để giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập với cộng đồng, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm và tập trung triển khai các cơ chế, chính sách trợ giúp hiệu quả.

Hiện cả nước có trên 1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hàng triệu người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức của người khuyết tật và vì người khuyết tật đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt mọi mặt của nhóm người yếu thế này.

Các hoạt động trợ giúp người khuyết tật được triển khai rất đa dạng, đáp ứng thiết thực nhu cầu của đối tượng được trợ giúp như hỗ trợ chăm sóc, điều trị, phẫu thuật, xông hơi giải độc, phục hồi chức năng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, tặng xe lăn, xe lắc, xe bại não, dụng cụ trợ giúp khác cho người khuyết tật, tặng xe đạp, cấp học bổng, trợ giúp tìm việc làm, xây mới, sửa chữa nhà tình thương, nhà đại đoàn kết. Các hoạt động hỗ trợ xây dựng đường tiếp cận, công trình vệ sinh hợp quy chuẩn quốc gia hay thăm hỏi, tặng quà, dạy nghề, hỗ trợ vật nuôi cho hộ gia đình tiếp tục được thực hiện.

Nổi bật là Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam từ các nguồn hỗ trợ đã giúp đỡ cho 4,1 triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo. Đặc biệt, hiện nay cả nước có 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ tại các huyện, các xã.

Hệ thống bệnh viện, trung tâm, các cơ sở chuyên khoa và các khoa phục hồi chức năng tiếp tục được củng cố và phát triển từ trung ương đến địa phương với 63 bệnh viện/Trung tâm phục hồi chức năng, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng và cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng ngay tại bệnh viện cho người bệnh, đặc biệt người bệnh mạn tính, người bệnh bị các chấn thương cấp tính, sau phẫu thuật.

Theo Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, đối với người khuyết tật, ngoài chính sách bảo trợ xã hội, giải pháp tối ưu giúp họ hòa nhập cộng đồng là người thân và các cơ quan chức năng trao cho người khuyết tật niềm tin, hỗ trợ dạy nghề, tạo cơ hội việc làm phù hợp từng người, theo từng dạng tật.

Cả nước đã có trên 19.550 người khuyết tật được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm và ủy thác của các địa phương, Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 118.781 lao động, trong đó có 1.738 lao động là người khuyết tật.

Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã triển khai ký hợp đồng đặt hàng với một số Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh, Bình Dương, Hội Người khuyết tật Hà Nội, qua đó đã giới thiệu việc làm thành công cho 30 người khuyết tật, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho 850 người và đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, hướng nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho 1.120 người.

Văn phòng Ủy ban quốc gia Người khuyết tật đã triển khai hỗ trợ sinh kế cho trên 150 gia đình có người khuyết tật tại 8 tỉnh, thành phố hỗ trợ bằng các hình thức cung cấp con giống vật nuôi, cây trồng, công cụ sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất kinh doanh và thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người khuyết tật. Hội người mù Việt Nam giao quản lý 51,65 tỷ đồng, triển khai cho vay tại 51 tỉnh, thành phố cho gần 10.000 hộ người mù…

Thúc đẩy hoàn thiện thể chế, chính sách

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết trong những năm qua, việc bảo vệ quyền của người khuyết tật và thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật; một số chính sách trợ giúp người khuyết tật được tích cực điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Bên cạnh đó, những đổi mới tích cực trong hoạt động truyền thông cả về nội dung, phương pháp, đối tượng, thời điểm mang lại nhiều hiệu quả thực chất trong việc nâng cao nhận thức, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong xã hội quan tâm, chăm lo người khuyết tật; giảm thiểu định kiến xã hội về năng lực của người khuyết tật, thúc đẩy chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, tạo sinh kế phù hợp để người khuyết tật tự chủ cuộc sống…

Để giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết thời gian tới, Văn phòng Ủy ban quốc gia Người khuyết tật và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phát triển, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật và công tác trợ giúp người khuyết tật.

Cơ quan chức năng tích cực rà soát để kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, khắc phục những vướng mắc, bất cập, tạo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu rào cản đối với người khuyết tật trên mọi lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; chú trọng những chính sách đột phá để tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế ổn định, tự chủ cho người khuyết tật.

Trong xây dựng và triển khai mô hình sinh kế cho người khuyết tật sẽ tập trung thực hiện mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; mô hình đào tạo nghề gắn với sinh kế cho người khuyết tật; mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng…

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.