Góc nhìn: Các trường quốc tế mọc lên như nấm - Vấn nạn của ngành giáo dục?

(Ngày Nay) - Hỡi các bậc cha mẹ hãy cảnh tỉnh trước khi đặt con em mình vào các ngôi trường mang cái tên “quốc tế” hào nhoáng! 
Góc nhìn: Các trường quốc tế mọc lên như nấm - Vấn nạn của ngành giáo dục?
Cháu L.H.L bị bỏ quên trong xe của một trường “quốc tế” ở Hà Nội. Cháu bé 6 tuổi bị "hầm" trong xe bởi cái nắng gắt trong 9 tiếng đồng hồ cho đến chết là một nỗi ám ảnh kinh hoàng, không lời nào tả xiết. Nhưng tôi tin chắc rằng cái chết của cháu sẽ không uổng phí.
Hỡi các bậc cha mẹ hãy cảnh tỉnh trước khi đặt con em mình vào các ngôi trường mang cái tên “quốc tế” hào nhoáng! 
Về bản chất thì họ, hầu hết những người sáng lập và đầu tư cho nhiều trường gắn mác “quốc tế” hiện nay ở Việt Nam thường không bắt nguồn từ mục đích làm giáo dục mà là làm kinh tế bằng kinh doanh giáo dục. Về bản chất họ là người làm kinh tế và chúng ta hãy nhìn lại họ bằng thái độ sòng phẳng của nghề kinh doanh.
Từ những năm 2000, chúng tôi đã từng nhiều lần được mời mọc, nhờ vả khi một số “nhà đầu tư” (có chút vốn và quan hệ) đưa ra những kế hoạch mở trường quốc tế ở Hà Nội và một số nơi khác. Tất nhiên đó là những lời mời mọc có cánh kèm theo lợi ích dành cho cá nhân và tổ chức của chúng tôi những điều kiện hấp dẫn mà chẳng phải làm gì, chỉ cần đứng tên, giúp họ chạy đất đai và tham gia cuộc tổng tấn công dành cho được giấy phép đi kèm cái tên “quốc tế’.
Chúng tôi đã từ chối vì không nhìn thấy ở họ gì khác ngoài hai chữ kiếm tiền, thậm chí kiếm tiền vô điều kiện. Qua tiếp xúc và bằng kinh nghiệm, chúng tôi nhìn rõ trong số họ nhiều người chẳng quan tâm, chẳng biết gì về giáo dục, hoàn toàn vô cảm với trẻ thơ, thờ ơ với nền giáo dục nước nhà. Từ lâu tôi đã nhận ra đa số họ là những con buôn khôn lỏi, tìm cách kiếm tiền trong một cơ chế thị trường còn nhiều kẽ hở, nhất là trên các lĩnh vực ít ai ngờ đến nhất: văn hóa và giáo dục. 
Công thức thật giống nhau khi có điều kiện tiếp cận thật gần với những người sáng lập một số trường quốc tế: Đó là cố mời cho được một vài vị quan chức hoặc con em của các vị có máu mặt đứng tên để bảo lãnh khi gặp khó khăn, tiếp đến là tìm một số vị có học hàm nghỉ hưu để đứng tên trong thời gian ban đầu. Về “chuyên môn” thì phải tìm cho ra vài “ông tây, bà đầm” mà nhiều người là thất nghiệp ở hải ngoại, tìm mua cho được vài bộ giáo trình rẻ nhất có thể và kều được vài mối quan hệ liên kết với vài cơ sở đào tạo ở nước ngoài cũng na ná “trường quốc tế ở Việt Nam” để hình thành liên kết theo nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”. Tiếp theo là cố học mót cho được kiểu cách dạy dỗ khác lạ để làm màu và làm thương hiệu. Nhưng quan trọng nhất là tính kế để làm sao thuê được vài mảnh đất rẻ và đắc địa. Cuối cùng là cuộc tổng tấn công cho cái giấy phép được mang tên “quốc tế” để “hành nghề giáo dục”. Đó là chưa nói đến một số trường có được cái tên "quốc tê" nhờ lách luật. 
Góc nhìn: Các trường quốc tế mọc lên như nấm - Vấn nạn của ngành giáo dục? ảnh 1

 Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

Tôi chứng kiến trong nhiều năm những con người làm giáo dục kiểu này. Tôi chưa từng cảm nhận được ba chữ “nghề dạy học” trong những con người “quốc tế” mà tôi được tiếp xúc ấy, bởi suy cho cùng “quốc tế” chỉ là cái cớ, là “phép màu” để những con người đó đạt được mục đích xuyên suốt là kiếm tiền.

Tôi không nói tất cả, nhưng về khía cạnh kinh tế thì các trường quốc tế và cái giá học phí cao ngất (cao hơn cả giá thành làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Tây) nhưng thiếu kiểm soát như hiện nay thì sứ mệnh chính của không ít trường “quốc tế” ở Việt Nam chính là “tái điều tiết thu nhập” (mà tôi gọi là móc túi) của giới có tiền ở Việt Nam thông qua nền kinh tế thị trường tự do trên lĩnh vực giáo dục.
(Mà tôi thấy ngành quản lý giáo dục Việt Nam cũng lạ thật: Tại sao đối với "giáo dục quốc nội" lại khó khăn và khó tính đến thế, ngược lại là có phần ưu ái hơn với các trường mang tên "quốc ngoại"?)
Thực tế cho thấy kiếm ăn dễ ợt nhất hiện nay là khoác áo hàng ngoại, là mở “trường quốc tế” tại những nước mới phát triển, nơi dân trí tầm tầm, khát vọng của nhiều người còn mung lung thực dụng, luật pháp thì chưa rành mạch, với một thị trường vô cùng béo bở - đó là giới trung lưu ngày càng đông đảo đang khát vọng đổi đời bằng việc đầu tư vào tương lai của con cái họ! 
Quả thật đây là cuộc chơi đánh vào tâm lý một nhóm người bắt đầu có tiền và giới có tiền. Mới có tiền thì đầu tư hai ba trăm triệu/năm cho một bé, khá hơn một chút thì dăm trăm triệu /năm cho một bé, giàu tiền hơn thì không giới hạn, có khi lớn hơn cả ngân sách đầu tư một năm cho một trường học ở nông thôn. 
Các ông bố bà mẹ này vẫn bị chi phối bởi cái tâm lý “có tiền mua tiên cũng được”, ngỡ rằng đưa được con mình vào các trường gọi là "quốc tế" sẽ có tất cả: có đẳng cấp hơn người, có kiến thức hơn những đứa trẻ con nhà bình thường khác và có tương lai bảo đảm... 
Nhưng ẩn chứa đằng sau đó lại là câu chuyện sĩ diện và trách nhiệm. Tôi tạm bỏ qua câu chuyện sĩ diện của người Việt hôm nay mà chỉ đề cập câu chuyên trách nhiệm: Nhiều bậc phụ huynh sau khi đã đặt cược tương lai của con em mình vào môi trường giáo dục xa lạ gắn mác “quốc tế” thì họ bèn thấy đã làm xong bổn phận với con cái, có thể yên tâm rung đùi từ nay đỡ mất thời gian chăm chút dạy dỗ con theo kiểu “bình dân” và truyền thống mà cha ông ta, hầu hết các ông bố bà mẹ khác đang làm và cần phải làm. Theo đó, các ông bố thành đạt thì có nhiều thời gian hơn để yên tâm làm ăn, đi chơi golf, tennis. Còn các bà mẹ thì son rỗi hẳn: Việc nhà cửa lam lũ đã có osin nhà quê làm hết, nay việc đưa đón, chăm chút dạy dỗ con đã có trường quốc tế làm hộ theo tiêu chuẩn quốc tế, cho nên có nhiều thời gian hơn để tham gia cái phong trào thời thượng đang rầm rộ hiện nay là “hãy yêu bản thân"; Thay cho biểu cảm yêu thương tỉ tê trò chuyện, học hành với con cái giờ có nhiều thời gian đi spa và mua sắm, chụp ảnh để khoe ảnh trên mạng xã hội cho thiên hạ nức nở khen mình là sành điệu, là người đẹp không có tuổi… 
Nhưng họ không biết rằng càng thiếu vắng sự chăm sóc và gần gũi của cha mẹ, thiếu sự chứng kiến và trải nghiệm nỗi vất vả của các bậc làm cha làm mẹ (vốn là điều tất yếu mà mỗi đứa con phải khắc ghi như những dấu ấn quan trọng nhất suốt cuộc đời), kèm theo đó là mất đi sự giao cảm với những đứa trẻ bình dân với muôn vàn điều hay dở khác ở ngoài đời, rất nhiều đứa trẻ “quốc tế” đó đã mất đi cơ hội có được hạnh phúc coi cha mẹ chúng là những tấm gương cao quý cho cuộc đời của chúng, chúng mất đi điều kiện được vun đắp đức hy sinh, tình thương, cảm xúc nhân ái và lòng trắc ẩn. 
Ngược lại, những thứ chúng trải nghiệm hàng ngày bây giờ là gì? Đó là môi trường đơn điệu của đám con cái những nhà có điều kiên dư dả kèm theo nỗi tự ti triền miên phải chung sống giữa những đứa trẻ còn kiêu căng hợm hĩnh hơn cả chúng vì có điều kiện hơn chúng. Nếu như có cái gì hay ho hơn học được ở “trường quốc tế” thì đó là chúng được dạy cho một số kỹ năng sống lơ lửng nửa vời từ không ít ông Tây, bà đầm mà một số là được nhặt nhạnh từ dòng “ba lô”, văn hóa bình dân và thất nghiệp từ chính quốc lưu lạc sang Việt Nam cùng với một hệ giáo trình “quốc tế” lạ hoắc mà chắc chắn tại không ít các giáo trình “quốc tế” ấy chẳng được một hệ thống giáo dục chính quy quốc tế nào cấp chứng nhận hoặc liên kết đào tạo.
Thái Lan cách đây 20-25 năm đã trải qua “vấn nạn trường quốc tế” cùng một thế hệ con cái nhà giàu được xuất lò để trở thành những thanh thiếu niên ngớ ngẩn vô tích sự nhưng tự cao tự đại và chỉ biết dựa dẫm bố mẹ. Hiện nay Chính phủ và ngành giáo dục Thái Lan đang kiểm soát gắt gao các cỗ máy kiếm tiền kiểu này. 
Hiện nay một trường quốc tế hạng thường ở Hà Nội có thể kiếm lợi tức cả chục, cả trăm tỷ/năm. Vấn đề chính không đơn giản là tội lạm thu không kiểm soát của các trường quốc tế đối với các ông bố bà mẹ Việt Nam, mà lỗi chính lại là do các ông bố bà mẹ.
Một số ông bố bà mẹ đã lao như thiêu thân vào những chiếc bẫy “quốc tế” này, họ tin rằng có được vài kiến thức và cách dạy dỗ khác lạ so với nền giáo dục chính quy quốc gia, họ tưởng rằng vốn tiếng nước ngoài tương đối lưu loát là có thể làm cho con cái của họ sẽ trở nên đặc biệt và “quốc tế” hơn, để sau này dễ đi du học hơn, dễ ở lại nước ngoài hơn, sẽ có tương lai sáng lạn hơn con cái các gia đình khác. Một số còn kỳ vọng xa hơn và coi đây là bước đầu tư dài hơi chờ cho đến tận cái ngày các bé ở trường quốc tế hôm nay có thể thoát ly đổi đời ở nước ngoài (mà đa số chỉ trở thành công dân bình dân khắc khoải mất nhiều năm tháng để chờ thẻ cư trú ở xứ người) và một ngày nào đó, hy vọng một ngày nào đó chúng sẽ bảo lãnh cho bố mẹ của chúng được khoác chiếc áo mang tên “Việt kiều”.
Liệu có bao giờ bậc phụ huynh của các cháu trường quốc tế đặt ra câu hỏi là có bao giờ họ thử cho con cái của họ được thi thố tài năng, kiến thức và những kỹ năng làm người căn bản với con em đang học tập trong môi trường “bình dân” khác? (Chưa nói đến việc dạy dỗ những kỹ năng làm người Việt Nam với các môn văn, sử, địa, luân lý truyền thống được dạy dỗ một cách cẩn trọng cho những thế hệ công dân trẻ Việt Nam tại các trường quốc tế này). 
Tôi có một số bạn trong giới “có điều kiện” từng nhờ tôi tư vấn liệu có nên cho con cái của họ vào trường quốc tế không, từ lâu tôi đã khuyên họ: 
Nếu bạn muốn con của bạn trở thành “Việt kiều”, tiếp sau đó bảo lãnh cho các bạn sang tận hưởng cuộc sống cô đơn ở bầu trời Tây, rồi sau đó chứng kiến cảnh cháu chắt của bạn lần lượt bay hơi để trở thành “công dân toàn cầu” với các ông tây bà đầm thì các bạn cứ cho con hòa nhập vào môi trường “quốc tế” từ nhỏ. Nhưng xin bảo đảm một điều, trừ ngoại ngữ khá tàm tạm, các kiến thức còn lại và toàn bộ kỹ năng sống để làm một công dân Việt Nam sẽ thua kém trẻ em sống trong môi trường bình thường hiện nay.
Còn nếu bạn muốn con cái của bạn sau này thương yêu các bạn, sẵn sàng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm nhọc nhằn với doanh nghiệp của bạn thì hãy cho các cháu học ở trường chính quy như con em bao người dân Việt Nam khác cho đến ngày cháu bước vào học chuyên môn. Nếu bạn thấy con bạn khi đó đủ trưởng thành, chín chắn, đủ chăm chỉ và bạn đủ điều kiện thì nên cho cháu đi du học, còn nếu cháu chưa đủ trưởng thành thì tại sao không cho các cháu đi học đại học ở Việt Nam được như hàng triệu con em của chúng ta? (Tuy nhiên, liệu các cháu có đủ trình độ để vượt qua các cuộc thi vào đại học ở Việt Nam hay không còn là cả một vấn đề?) 
Trong thời đại hôm nay, một đứa trẻ sẽ thành đạt không chỉ nhờ có kiến thức học ở nhà trường (tôi không tin, tuyệt đối không tin rằng trường quốc tế dạy kiến thức giỏi hơn “trường ta”) mà chủ yếu là chúng phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống và kỹ năng học tập suốt đời. 
Có một số phụ huynh có con cháu học trường quốc tế hãnh diện khoe con cháu mình nói tiếng Tây như người Tây, được dạy kỹ năng phát triển bản thân một cách tiên tiến chứ không như lũ trẻ học vẹt và chửi tục, lê la đánh bi đánh đáo như con em bình dân.
Tôi chỉ muốn hỏi mấy vị đó một câu: Vì sao cũng là người Tây mũi lõ hẳn hoi, tiếng Tây là tiếng mẹ đẻ mà hàng triệu người bên Tây vẫn thất nghiệp và lam lũ?
Còn kỹ năng ư? Trường quốc tế dạy các kỹ năng trong môi trường biệt lập, còn trẻ em học trường ta được có thể phải chịu ướt, chịu rét thì cũng là lẽ thường tình, là điều kiện hun đúc ý chí, để sau này chúng có ước mơ, khát vọng, mới hiểu được cái giá trị của cái sướng, cái đầy đủ và hạnh phúc của đời người.
Còn học vẹt, chửi tục, lê la đánh đáo ư? Đây là một câu chuyện dài dòng. Xin hãy đọc lại Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng. Bởi vậy, theo tôi đó là một thứ hạnh phúc tuổi thơ. Và xin hỏi Ông và Bà điều này: Khi nhỏ Ông Bà có học gạo, có lê la đánh bi, đánh đáo, chửi tục không? Vậy mà bây giờ có mấy ai được đức cao trọng vọng như Ông, như Bà?
Ở câu chuyện hôm nay tôi không muốn lạc đề sang vấn đề canh tân giáo dục. Bởi theo tôi đằng sau câu chuyện ấy cũng không phải là câu chuyện của sự nghiệp giáo dục đất nước mà là câu chuyện của ngành giáo dục trong một giai đoạn đang chuyển mình để phát triển.
Qua câu chuyện này tôi muốn nhắc lại lời chia sẻ của ông Tổng thống Bush trước hàng ngàn học sinh khi đến thăm lại ngôi trường cũ: Học tập là một công việc cả đời nhằm thay đổi số phận bản thân. Bởi vậy tôi xin chia sẻ với các bạn đang là học sinh trung bình kém rằng các bạn đừng bao giờ thất vọng về bản thân chỉ vì điểm số của bạn. Khi học phổ thông tôi cũng chỉ là một cậu bé học trung bình kém và ngỗ ngược. Nhưng bây giờ tôi vẫn có thể trở thành Tổng thống của nước Mỹ hùng mạnh và để hôm nay có thể đứng đây truyền cảm hứng cho các bạn không ngừng  phấn đấu và học tập.
Tôi đã nói với không ít ông bố bà mẹ thường phàn nàn thương con vì phải sống có hoàn cảnh khó khăn, không bằng người rằng: Con em các vị thật may mắn được trải qua một tuổi thơ vất vả và thường xuyên được nhận sự quan tâm dạy dỗ chu đáo của các vị. Các cháu sau này chắc chắn là những con người tràn ngập ước mơ, có ý chí phấn đấu, thấm thía giá trị của hạnh phúc và sẽ thương yêu anh chị rất nhiều. Điều này có thể không phù hợp với suy nghĩ hiện nay của một số người nhưng tôi tin đó là nguyên tắc dạy dỗ con cái đúng đắn và phù hợp với nguyên tắc truyền thống từ xứa đến nay, không chỉ riêng với người Việt Nam chúng ta.
Chả nhẽ cứ phải đặt lên vai con cái mình ước mơ phải sống ở chân trời Tây mới là thành tựu, và chẳng lẽ chúng ta phải lũ lượt từ giã đất nước này để làm công dân hạng ba ở xứ người mới là vinh quang? Thử hỏi có mấy người Việt Nam thực sự thành đạt và ngẩng cao đầu ở trời Tây?
Cũng vậy, “trường quốc tế” hay “trường ta” chẳng quyết định được điều gì cả. Tôi cho rằng một đứa trẻ sống trên mảnh đất quê hương mà cứ ảo tưởng mình là ông tây bà đầm, là tầng lớp trên thì chắc chắn đứa trẻ đó lớn lên sẽ vô tích sự và sẽ gặp nhiều sóng gió khi vào đời.  
Điều quan trọng nhất đối với mỗi đứa trẻ đó là quá trình lập nền móng cho các phẩm hạnh tích cực và các kỹ năng cơ bản chuẩn bị cho cháu trở thành một công dân vững vàng, dám đương đầu thử thách để tạo dựng hạnh phúc cho mình khi trưởng thành. Mà các kỹ năng và phẩm hạnh cơ bản ấy lại hình thành và cần củng cố trước lứa tuổi 12-14 tại chính môi trường mà các cháu đang sinh sống. 
Tôi xin chia buồn sâu sắc với bố và mẹ của cháu L và tin rằng sự mất mát của cháu sẽ không uổng phí, là tiếng chuông cảnh tỉnh nhiều bậc phụ huynh khi họ quyết định lựa chọn con đường phát triển cho con em mình.
Cầu mong cháu L được che chở, được yêu thương và bình yên ở cõi Vĩnh Hằng!
  • Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.