Gợi mở những giải pháp thiết thực cho các ngành Nông nghiệp, Tài chính

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các đại biểu đã phát biểu súc tích, ngắn gọn, trả lời đầy đủ, bao quát những vấn đề Quốc hội đặt ra cho các lĩnh vực nông nghiệp, tài chính ở thành phố Hải Phòng.
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Về lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Văn Chững, huyện Kiến Thuỵ nhận định, thực tiễn nhiều năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho thấy đây là chương trình lớn, có sức lan tỏa rộng rãi, tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển của mỗi địa phương. Những thành quả chương trình mang lại là rất to lớn, làm thay đổi căn bản, toàn diện bộ mặt nông thôn.

Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trong cả nước nói chung, Hải Phòng nói riêng cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là nhiều địa phương xuất phát điểm thấp, gặp khó khăn trong triển khai thực hiện nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, cung cấp nước sạch cho nhân dân còn bất cập.

Việc kêu gọi và huy động doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn khó khăn, kết quả còn khiêm tốn. Công tác vận động nhân dân hiến đất mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn mới kiểu mẫu gặp nhiều khó khăn do giá trị đất cao, diện tích người dân đã hiến trước đây nay hiến tiếp sẽ thu hẹp diện tích sử dụng. Trong khi đó, một số tuyến đường giao thông khác trên địa bàn được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn khác có đền bù hỗ trợ về đất dẫn đến người dân có sự so sánh. Việc di chuyển các hạ tầng về điện, viễn thông trên các tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu gặp khó khăn do không có nguồn kinh phí hỗ trợ.

Từ thực tế này, ông Phạm Văn Chững đề nghị, Quốc hội, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia sớm ban hành Quyết định, hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện chương trình trong giai đoạn tới nhất là tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao để các địa phương có sự chủ động trong quá trình triển khai chương trình.

Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ cần có chính sách đầu tư phát triển một cách đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân tích tụ ruộng đất, đầu tư ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị nhất là khâu thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản, quy vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.

Quan tâm đến việc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Hữu Đại, Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch quận Lê Chân cho rằng, việc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn do thiếu các văn bản hướng dẫn, cụ thể như: Phân cấp, ủy quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê; phân định cụ thể việc sử dụng tài sản công là phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định và việc góp vốn bằng tài sản vào hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công; căn cứ xác định giá cho thuê đối với từng loại tài sản công... làm cơ sở xác định doanh thu, chi phí, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản công.

Ông Nguyễn Hữu Đại đề nghị, Quốc hội chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (trong đó xác định rõ trường hợp không phải lập Đề án, đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án và hướng dẫn cụ thể phương án tài chính khi lập Đề án)./.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực – Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Dương rộn ràng tuần lễ văn hóa - ẩm thực – du lịch 2024
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một), Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc, mở ra không gian hội tụ văn hóa và ẩm thực đặc sắc, thu hút hàng trăm công nhân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.