Nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền – Giảng viên Trường ĐH mỹ thuật Việt Nam nhận xét: Cách làm này phù hợp trong bối cảnh hiện nay, trên tinh thần ai có gì, góp được gì, đều có thể chung tay bảo tồn văn hóa. Miễn là có người đứng ra tổ chức với mục đích tốt đẹp. Theo đó, nhiều tác phẩm có thể bán được và thu được một khoản kinh phí cho nhà Lang trở lại.
Đặc biệt nữa, khi một số ý kiến cho rằng, rộng hơn câu chuyện nhà Lang cụ thể, thêm vào mục tiêu phục hồi và bảo tồn văn hóa, là ý nghĩa kết nối nghệ thuật với xã hội, nghệ sĩ với công chúng. Bởi lâu nay, việc giáo dục mỹ thuật còn hạn chế. Thị trường mỹ thuật ở Việt Nam vẫn được nhìn nhận như một sự chưa đầy đủ. Hoạt động mua, bán diễn ra chủ yếu ở các gallery hoặc giữa các cá nhân nghệ sĩ, nhà sưu tập…
Tác phẩm của nhà điêu khắc Đào Châu Hải ủng hộ phục dựng nhà Lang. |
Thiếu hoạt động bán đấu giá tác phẩm mỹ thuật. Việc quản lý thị trường tranh chép, tranh nhái… lỏng lẻo. Với hoạt động mới này: Tranh, tượng tặng bảo tàng được triển lãm để giới thiệu rộng rãi, được bán đấu giá có sự tham dự của các nhà sưu tập và công chúng yêu nghệ thuật cùng báo giới, họa sĩ Lê Anh Quân hy vọng: Đây sẽ là tiền đề cho nhiều chương trình, hoạt động khác nữa trong tương lai. Họa sĩ Nguyễn Thanh Hải gợi ý: Sẽ rất tốt khi mô hình này phát triển. Cộng đồng sẽ được phổ cập nghệ thuật tốt hơn. Nghệ thuật sẽ đi vào đời sống và cả hai sẽ tác động qua lại cho nhau hiệu quả hơn.
Hợp tác cùng Thời Nay
Xem thêm:
Họa sĩ Vũ Đức Hiếu: Người hồi sinh Bảo tàng không gian văn hóa Mường