GS Ngô Bảo Châu từng thi trượt chuyên toán

"Như một gáo nước lạnh dội vào đầu, Châu buồn lắm. Nhưng, thầy Tôn Thân bảo cứ yên tâm, sang năm Châu thi sẽ đỗ. Đúng như thầy nói, lần thi sau Châu đỗ với số điểm rất cao"
GS Ngô Bảo Châu từng thi trượt chuyên toán
Gia đình GS Ngô Bảo Châu đón tôi trong căn phòng khách bày biện khá ngăn nắp, đúng phong cách của một gia đình trí thức lớn, một gia đình mà các thành viên trong nhà đều là những người làm khoa học, tại căn hộ cao cấp khu Vincom do chính phủ Việt Nam tặng.
Mẹ của GS Ngô Bảo Châu, PGS. TS. Trần Lưu Vân Hiền rót nước mời tôi, trong lúc GS. TS. Ngô Huy Cẩn - bố của Ngô Bảo Châu đang có khách ở phòng bên.
Bà Trần Lưu Vân Hiền nói, bà sinh năm 1946, ấy vậy mà tôi cứ tưởng bà chưa đến tuổi 60. Nước da trắng mịn màng, gương mặt thanh thoát, dáng vẻ đài các, tôi đoán bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình “danh gia vọng tộc”?!. Quả không sai; bà cho biết: Cụ nội của bà, đông các học sỹ Trần Lưu Huệ từng là tổng đốc Hà Nội, làm quan qua bốn triều vua. Tên Lưu Huệ của cụ là tên được vua ban cho. Bố của bà là Trần Lưu Hân người mở trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội. Bà Trần Lưu Vân Hiền vốn người Hà Nội gốc, vào những năm bốn mươi của thế kỷ trước, gia đình bà khá giàu, có nhiều nhà cửa, có cả xe ô tô và nhiều tài sản có giá trị …

Bà Hiền đã từng học ở trường nhạc Việt Nam hệ 7 năm, sau đó mới vào khoa hóa đại học Bách Khoa. Bà theo nghề dược, nhiều năm làm việc ở Viện y học cổ truyền Trung ương. Tôi có cảm tưởng GS Ngô Bảo Châu có gương mặt và dáng dấp giống mẹ. Bà nói Ngô Bảo Châu chịu ảnh hưởng bên ngoại rất nhiều. Con trai bà rất thân thiết với ông ngoại, hai ông cháu rất hợp tính nhau.

GS Ngô Bảo Châu từng thi trượt chuyên toán - anh 1

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng bố mẹ và các con.

Bà Hiền kể rằng, lên 4 tuổi, tự nhiên chú bé Ngô Bảo Châu biết đọc, biết viết. Cả nhà không hiểu nhờ đâu?!. Sau mới biết Ngô Bảo Châu được một cô bé lớn tuổi hơn ở nhà bên dạy cho. Được gửi ở nhà trẻ Nguyễn Công Trứ, từ nhỏ Ngô Bảo Châu đã tỏ ra là một đứa bé thông minh, ham hiểu biết, rất hiếu động. Các cô ở nhà trẻ đều khen cháu “Viên Ngọc của chúng em đấy – các cô đều bảo vậy”– bà Hiền nói.

Trường học đầu tiên của Ngô Bảo Châu là trường thực nghiệm Gảng Võ mà GS Hồ Ngọc Đại là người sáng lập. Đang trò chuyện với bà Hiền thì GS Đại gọi điện nói sẽ đến chơi “Anh đợi một lúc, gặp anh Đại ở đây nói chuyện cho vui” - bà Hiền bảo tôi. Thực lòng, tôi cũng có ý đợi GS Hồ Ngọc Đại để hỏi anh đôi điều về Ngô Bảo Châu. Nhưng GS đến muộn, nên tôi không gặp được.

Khi Ngô Bảo Châu chuyển sang học ở trường PTCS Trưng Vương, năm lớp 6, thi vào chuyên toán, Châu bị trượt. “Như một gáo nước lạnh dội vào đầu, Châu buồn lắm. Nhưng, thầy Tôn Thân bảo cứ yên tâm, sang năm Châu thi sẽ đỗ. Đúng như thầy nói, lần thi sau Châu đỗ với số điểm rất cao. Có thể vì học ở trường thực nghiệm là chỉ học phương pháp thôi, nên khi vào đây Châu chưa quen. Có lần, Châu cùng mấy bạn chơi ném ống bơ trong giờ học, bị thầy bắt được, phải lên phòng hội đồng làm bản kiểm điểm. Các bạn khác ký vào bản kiểm điểm xong thì kéo nhau về. Trò nghịch ngợm của học trò như thế là chuyện thường. Còn Châu, lại khác. Châu vốn nhạy cảm, với lại tôi thường bảo cháu rằng nếu con làm điều gì sai trái thì mẹ không sống nổi! Có thể vì quá lo khi mẹ biết, chắc mẹ sẽ đau lòng lắm nên Châu không dám về nhà. Hôm ấy Châu bỏ đi lang thang cả ngày làm cả nhà phát hoảng. Chúng tôi tá hỏa đi tìm Châu khắp nơi. Cho đến tối vẫn chưa tìm thấy Châu về. Thật là một ngày kinh khủng. Suốt ngày hôm đó ông ngoại và các bạn của Châu, các bạn của tôi, chia nhau đi tìm khắp nơi, có lúc lo lắng đến hết hy vọng…Thầy Tôn Thân cũng đến nhà Châu tối hôm đó, ngồi đợi nhiều giờ, cũng lo lắng, khắc khoải… Đến khoảng 8h tối, ông ngoại Châu đang đứng ngơ ngác ở rạp Kim Đồng thì thấy một chú công an dắt tay Châu qua đường. Hai ông cháu ôm lấy nhau mà khóc. Chú công an nói đã tìm thấy Châu đang đi lang thang ngoài bờ sông…” - bà Hiền, mẹ của GS Ngô Bảo Châu tâm sự.
Bà bảo tôi “Chuyện Châu bỏ đi lang thang, tôi chưa kể cho ai nghe đâu. Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972. Vài tháng đầu sau khi sinh, hai mẹ con đã sống tại một gian nhỏ ở tầng một với một căn hầm cũng nhỏ để tránh bom. Nhà tôi bỏ vào hầm mấy hộp sữa, một ít thức ăn sẵn…Châu rất thích uống sữa… Có ngày, bom thả rất gần. Khi bom Mỹ rơi vào đại sứ quán Pháp chỉ cách nhà vài trăm mét. Hình như Châu đã nhận được ơn phúc của tổ tiên từ ngày đầy khó khăn đó… Châu có một trí nhớ rất tốt. Bà bán nước ở phố Hàng Bài thường khoe với mọi người về Châu …Châu đọc thuộc lòng cho bà nghe bài thơ rất dài “Ba mươi năm đời ta có Đảng”. Châu không những học thuộc chuyện Thạch Sanh mà còn chuyển thành văn vần …”.
Tôi hỏi bà Hiền rằng, Ngô Bảo Châu là con một, sinh ra trong một gia đình khá giả, được đùm bọc, yêu thương hết lòng. Có thể nói là được nuông chiều từ nhỏ… ấy vậy mà Châu lại rất ngoan, lại chăm học, học giỏi, phải nói là ít ai bằng. Châu là học sinh Việt Nam đầu tiên hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán học quốc tế tại Úc năm 1988 và tại liên bang Đức năm 1989. Khi ra nước ngoài, Ngô bảo Châu cũng học rất giỏi tại trường đại học Paris 6. Rồi trở thành nghiên cứu sinh của trường đại học Paris 11. Năm 1997, Ngô Bảo Châu trở thành nghiên cứu viên của trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp. Năm 2003, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ khoa học, Ngô Bảo Châu được bổ nghiệm làm giáo sư đại học Paris 11… không biết gia đình có bí quyết gì không?
Bà Hiền trầm ngâm một lúc rồi nói: “Gia đình chúng tôi từ nhiều đời nay sống nhân ái, lương thiện, thì đến một lúc nào đó trời ban phúc đức cho dòng họ …Mình sống thế nào thì con cái cũng sẽ nhìn vào mà sống, mà làm người như thế…”.
Trời đã ban cho dòng họ Ngô, họ Trần Lưu, cho gia đình bà, cho đất nước một tài năng toán học lớn. Hay chính là truyền thống, là cách chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ của gia đình, của nhà trường…đã tạo ra một Ngô Bảo Châu - một tài năng toán học lớn, một nhân cách lớn?.

(Còn nữa)

>>> Xem thêm:

Chuyện ít biết về gia đình siêu mẫu Hà Anh

Cặp đôi ca sĩ Lý Hải - Minh Hà: Yêu nhau, sẽ vì nhau thay đổi!

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.