Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới

(Ngày Nay) -Chưa nơi nào trên thế giới tổ chức được lễ hội anh đào với quy mô và công phu như lễ hội hoa anh đào khai mạc tại Hà Nội vào tối mai, 23/3.
Lễ hội hoa anh đào năm 2017 đã thu hút hàng vạn lượt người tham quan, thưởng lãm
Lễ hội hoa anh đào năm 2017 đã thu hút hàng vạn lượt người tham quan, thưởng lãm

Lễ hội hoa anh đào đẹp, công phu, độc đáo nhất thế giới

Lễ hội giao lưu văn hoá Nhật Bản sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 23- 26/3 với tâm điểm là trưng bày hoa anh đào thật. Đây là lễ hội hoa anh đào duy nhất được cấp phép tổ chức quy mô, chuyên nghiệp với sự tài trợ của công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC. Đây cũng là lễ hội hoa anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới, chưa nơi nào làm được như ở Việt Nam.

Đơn vị tài trợ đã chuẩn bị sự kiện ròng rã trong suốt 6 tháng qua, kỳ công vận chuyển hàng tấn hoa anh đào, tương đương với hơn 1 vạn cành và cây hoa anh đào tươi, đang nở rộ từ Nhật Bản về Việt Nam trưng bày để người dân được thưởng lãm đồng thời với mùa hoa anh đào đang nở rộ ở đất nước mặt trời mọc.

Đi cùng với hoa là rất nhiều nghệ nhân Nhật Bản, những người cắm hoa anh đào đẹp nhất nước Nhật được tuyển chọn để chăm sóc hoa trong những ngày diễn ra lễ hội, đảm bảo hoa luôn tươi thắm dù thời tiết hai nước có sự chênh lệch rất lớn.

Ghi nhận của phóng viên trước giờ khai mạc, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội, công tác chuẩn bị rất khẩn trương trong thời tiết không mấy thuận lợi cho hoa anh đào khoe sắc. Nền nhiệt tăng cao, nắng nóng, khiến các nghệ nhân rất vất vả, kỳ công để duy trì sắc tươi thắm cho hoa.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 1Các công nhân vất vả chuẩn bị hoa đào để các nghệ nhân Nhật Bản dựng tiểu cảnh

Ông Lê Vinh, Phó Tổng giám đốc AIC cho biết, cành hoa anh đào được vận chuyển bằng máy bay của Vietnam Airlines về Hà Nội trong các ngày từ 17-22/3. Các cành hoa không đảm bảo tươi thắm sẽ được thay thế ngay lập tức, không để xảy ra tình trạng hoa kém tươi, đảm bảo hoa tươi và có màu sắc như đang nở tự nhiên. Còn các cây hoa anh đào được vận chuyển bằng đường biển sau đó vận chuyển về Hà Nội để tạo tiểu cảnh sau đó sẽ được đưa về trồng tại công viên Hoà Bình. “Đặc thù hoa anh đào rất khó vận chuyển ra khỏi nước Nhật do yếu tố thời tiết và hoa rất dễ rụng, lại chóng tàn do đó những ngày qua các nghệ nhân Nhật Bản và đơn vị tổ chức như AIC đã dành nhiều tâm sức để người dân có thể thưởng lãm được sắc hoa anh đào tươi đẹp như ở chính nước Nhật”, ông Vinh nói.

Tính tới tới chiều ngày 22/3, xung quanh khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, số hoa anh đào tươi bắt đầu được các nghệ nhân trang trí và dựng tiểu cảnh. Được biết hiện đang có khoảng 500 nghệ nhân và người của đơn vị tổ chức không quản ngày đêm, 24/24 giờ chuẩn bị để trang trí khu vực lễ hội quy mô lớn và độc đáo chưa từng có. Hơn 1 vạn cành và cây anh đào đã được dựng tiểu cảnh, hứa hẹn đem đến cho người thưởng lãm một lễ hội mãn nhãn chưa từng có.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 2Những cành anh đào tươi nở hoa tại vườn hoa Lý Thái Tổ Hà Nội chiều tối ngày 22/3/2018

Theo tiết lộ của Ban tổ chức, sẽ có tổng cộng 12 tiểu cảnh về văn hóa Nhật Bản và Việt Nam được tạo ra từ sự kết hợp giữa hoa anh đào và các loại hoa Việt Nam để tạo thành khu trưng bày đặc sắc tại khu vực Hồ Gươm. Có 2 loài hoa anh đào được trưng bày là hoa cánh đơn với hai màu trắng và phớt hồng, hoa anh đào kép màu sắc phong phú. Cùng với đó, đơn vị tổ chức đã vận chuyển tới không gian lễ hội hàng trăm ngàn phụ kiện hoa Việt Nam đi kèm như lan, cúc, đá, gỗ lũa tạo thành không gian cảnh quan đặc sắc, ấn tượng, hứa hẹn mãn nhãn người xem.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 3Khu vực chính của lễ hội hoa anh đào đã nở rực rỡ

Tại khu vực chuẩn bị lễ hội, nhiều người dân và du khách vây quanh xem các nghệ nhân cắm hoa và dựng tiểu cảnh đều trầm trồ, suýt xoa. Các du khách Nhật Bản thậm chí còn cho biết ở Nhật Bản cũng không có nhiều điểm ngắm hoa anh đào đẹp như không gian lễ hội của Việt Nam. “Tôi là người Nhật đã sống ở Việt Nam nhiều năm và cảm thấy rất hạnh phúc khi các bạn kỳ công đem mùa hoa anh đào của quê hương tôi về triển lãm tại Hà Nội. Được ngắm hoa anh đào tại Việt Nam, bên hồ Hoàn Kiếm biểu tượng của thành phố vì hoà bình, bên cạnh những người bạn Việt Nam thân thiết, thực sự là cảm giác rất vui và hào hứng, chắc chắn chúng tôi sẽ cùng nhiều bạn bè tới tham quan và tham dự lễ hội vào hai ngày cuối tuần sắp tới”, chị Kataymaia, một người Nhật đang làm việc trong chuỗi cửa hàng gốm sứ Nhật ở Hà Nội chia sẻ.

Nhiều người Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng đang ngóng chờ thời khắc khai mạc lễ hội hoa anh đào. Bác Hoàng Thị Linh ở Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết từ năm ngoái tới nay bác cùng gia đình đều để ý tin tức xem Hà Nội có lễ hội hoa anh đào hay không. “Năm nay tôi đọc báo, nghe đài được biết lễ hội năm nay quy mô lớn và độc đáo hơn hẳn năm trước. Hôm nay lên đây xem các nghệ nhân trang trí thấy thực sự chương trình rất công phu, hoành tráng, chỉ mong thời tiết Hà Nội lạnh hơn để hoa tươi thắm và đẹp như ở Nhật Bản”, bác Linh nói đồng thời nhấn mạnh thêm “ những người nghèo như chúng tôi, nêú không có lễ hội như thế này sẽ chẳng bao giờ được tận mắt chiêm ngưỡng hoa anh đào”.

Biểu tượng đẹp của tình hữu nghị Việt- Nhật

Quả đúng như bác Linh nhận xét, lễ hội hoa anh đào Nhật Bản năm nay có quy mô lớn hơn hẳn hai năm trước, được “nâng tầm” thành Lễ hội giao lưu văn hoá Việt Nam - Nhật Bản. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản và Cty CP Tiến bộ Quốc tế AIC đồng phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản. Lễ hội khai mạc tối ngày 23/3, mở cửa miễn phí để người dân tới chiêm ngưỡng hoa anh đào và tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 4Người dân thích thú xem công tác chuẩn bị lễ hội, chụp ảnh hoa anh đào

Ban tổ chức cho biết, tại khu vực nhà bát giác sau tượng đài Lý Thái Tổ sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu văn hoá Nhật Bản như trà đạo, nghệ thuật gấp giấy, hoá trang với 16 gian giới thiệu văn hóa Nhật Bản về trà đạo, cờ vây, cờ tướng, gắp giấy, xe ô-tô đồ chơi điều khiển từ xa, câu bóng yoyo bằng cần câu, trò chơi trading card game TCG, mặc thử kimono và yukata, gian giới thiệu về du lịch Nhật Bản, gian cung cấp thông tin về du học tại Nhật Bản... Khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ là nơi có các hoạt động trình diễn ca trù, đàn bầu... và các loại hình nghệ thuật truyền thống Hà Nội.

Ngoài ra còn có triển lãm ảnh chụp hoa anh đào của nhiếp ảnh gia người Nhật Iwahori trong các gian giới thiệu văn hóa. Các chương trình nghệ thuật truyền thống Hà Nội cũng diễn ra tại sân khấu khu vực nhà Bát Giác.

Tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (số 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ có hoạt động giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ giới thiệu ẩm thực dân gian như: phở, các loại bánh cổ truyền, chè truyền thống của người Hà Nội; phía Nhật Bản sẽ là các món bánh, mì truyền thống...

Lễ khai mạc và xuyên suốt các ngày hội có nhiều chương trình nghệ thuật phong phú.

Đặc biệt, lễ hội có sự có mặt của Chủ tịch Hiệp hội Hoa Anh Đào, Hoa hậu và Công chúa hoa anh đào mới đăng quang tại Nhật Bản hồi tháng 2. Những vị khách đặc biệt này sẽ tới Công viên Hoà Bình tham gia lễ trao tặng và trồng 200 cây hoa anh đào. Số cây anh đào được trồng sau 2 mùa lễ hội hoa anh đào cũng do công ty CP Quốc tế AIC tài trợ ( năm 2016 và 2017) hiện vẫn sống, hy vọng sớm đơm hoa tại Thủ đô.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 5Cùng với hoa anh đào, Ban tổ chức còn đưa tới lễ hội hàng vạn hoa Việt Nam để trang trí tiểu cảnh

Sự kiện lễ hội hoa anh đào rất được người dân và du khách chờ đón kể từ năm 2016 tới nay. Trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội còn diễn ra chương trình tọa đàm, trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản. Phía Nhật Bản, trưởng đoàn xúc tiến đầu tư là ông Iijima Isao – Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản cùng hơn 100 doanh nghiệp danh tiếng, đã hoặc đang có nhiều quan tâm tới hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Cùng với hoạt động xúc tiến, kết nối thương mại, đầu tư, phía Nhật Bản thông qua AIC còn có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như tặng thiết bị giáo dục thông minh, y tế cho thành phố Hà Nội.

Cụ thể, công ty AIC, Hiệp hội văn hóa Quốc tế Nhật Bản Wanokai tặng 1 hệ thống giải pháp trường học thông minh cho trường THCS Nguyễn Du thuộc Quận Hoàn Kiếm trị giá 12 tỷ đồng. Hệ thống này trang bị cho trường thiết bị phục vụ việc họp và học trực tuyến hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong ngày 22/3, các bác sĩ đầu ngành của Nhật Bản được công ty AIC đưa sang tham gia khám bệnh, phẫu thuật cùng các bác sĩ Việt Nam tại Bệnh viện Xanh Pôn. Đơn vị này cũng tặng BV đa khoa Hà Đông 30 máy phun sương diệt khuẩn, khử mùi của Nhật Bản, trị giá nhiều tỷ đồng.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 6Các chuyên gia Nhật Bản và bác sĩ Việt Nam phẫu thuật miễn phí tại bệnh viện Xanh Pôn

Được biết, đây là năm thứ 3 công ty AIC cùng với Đại sứ quán Nhật Bản và UBND thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động trưng bày hoa anh đào và kết nối giao lưu văn hoá, kinh tế. Năm 2017, hoạt động trưng bày hoa anh đào mở rộng quy mô lên tới 150 cây anh đào và 30 nghìn cành, nằm trong khuôn khổ Hoạt động giao lưu văn hóa Việt-Nhật, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, thưởng lãm. Trước sức hút to lớn và ý nghĩa của hoạt động này, năm 2018, Hà Nội nâng hẳn quy mô thành Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản.

Hà Nội: 500 nghệ nhân đang chuẩn bị cho lễ hội anh đào công phu, độc đáo, lớn nhất thế giới ảnh 7Hiệp hội văn hóa Quốc tế Nhật Bản Wanokai tặng 1 hệ thống giải pháp trường học thông minh cho trường THCS Nguyễn Du thuộc Quận Hoàn Kiếm trị giá 12 tỷ đồng

“Sau hội nghị xúc tiến đầu tư Hà Nội- Nhật Bản năm 2017, với cầu nối của AIC chúng tôi, phía Nhật Bản đã tặng cho Hà Nội gói thiết kế cảnh quan đặc sắc tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, đường Thanh Niên và công viên thống nhất và các dự án này đều phát huy tác dụng, được cộng đồng khen ngợi. Dự án tặng xe chữa cháy lưỡng dụng cho Hà Nội cũng đã được thực hiện và phát huy hiệu quả tốt. Các đơn vị, nhà đầu tư Nhật Bản được kết nối đã đến và có những đầu tư thành công ở Hà Nội. Chúng tôi mong sự kiện 2018 sẽ tiếp nối những thành công, đem tới cho người dân cơ hội chiêm ngưỡng nét văn hoá đặc sắc, tinh thần Nhật Bản rất đáng học tập và ngưỡng mộ, đồng thời tạo sự gắn bó, động viên các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, điểm nhấn là Hà Nội. Chúng tôi đã có nhiều năm hỗ trợ cho Hà Nội các hoạt động ý nghĩa này và vẫn tiếp tục đồng hành cùng Hà Nội trong thời gian tới. Đem đến cho người dân cơ hội chiêm ngưỡng hoa anh đào Nhật Bản, nhất là những người dân chưa có điều kiện đi du lịch Nhật Bản chính là niềm vui của chúng tôi”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm TGĐ công ty AIC chia sẻ.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.