Hà Nội đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, không để tái bùng phát dịch COVID-19

(Ngày Nay) - Hiện nay, Omicron vẫn đang là chủng COVID-19 lưu hành chính tại Hà Nội; trung bình ghi nhận 272 ca bệnh/ngày, thành phố có 150 trường hợp mắc COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện, 3.714 người được theo dõi, quản lý điều trị tại nhà…
Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị trực tuyến kết nối 63 tỉnh thành vào ngày 21/8/2022.
Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị trực tuyến kết nối 63 tỉnh thành vào ngày 21/8/2022.

Ngày 21/8, tại hội nghị trực tuyến 63 tỉnh thành về “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững” do Bộ Y tế tổ chức, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định: Dịch COVID-19 trên địa bàn đang được kiểm soát tốt. Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 đang được đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 đã và đang được triển khai hiệu quả.

Tính đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.617.451 ca mắc, trong đó có 1.617.217 ca trên địa bàn, 292 ca nhập cảnh. Thành phố cũng đã thực hiện giám sát 338 mẫu xét nghiệm gen và cho thấy, Omicron vẫn đang là chủng lưu hành chính (trong đó đã ghi nhận các biến chủng mới của Omicron là BA.4 và BA.5).

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, không để tái bùng phát dịch COVID-19 ảnh 1
Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị trực tuyến kết nối 63 tỉnh thành vào ngày 21/8/2022.

Riêng trong tuần (từ ngày 12 - 18/8), Hà Nội ghi nhận 1.907 ca mắc COVID-19, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Như vậy, trung bình Hà Nội ghi nhận 272 ca bệnh/ngày, số mắc tăng 27,8% so với tuần trước (trung bình 213 ca/ngày). Từ ngày 29/4 đến nay, 579 xã, phường, thị trấn của thành phố ở cấp độ 1 (theo đánh giá cấp độ dịch COVID-19). Hiện, thành phố còn 3.864 trường hợp được quản lý theo dõi, trong đó có 150 trường hợp tại bệnh viện (có 5 trường hợp nặng thở ô xy), còn lại 3.714 người được theo dõi, quản lý điều trị tại nhà.

Liên quan đến việc tiêm vaccine phòng COVID-19, kết quả tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho người trên 18 tuổi đạt 98,2%; mũi nhắc lại lần 1 (mũi 4) đạt 66,9%. Ngoài ra, kết quả tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó mũi 1 đạt 64,3% và mũi 2 đạt 31,3%. Kết quả tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, mũi 1 và mũi 2 đều đạt hơn 99%; mũi 3 đạt 46,7%.

Về các dịch bệnh khác, thành phố chưa ghi nhận trường hợp mắc hay nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ và bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Trong thời gian vừa qua, bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng dần, nhưng vẫn được kiểm soát. Điều này cũng phù hợp với dự báo, cũng như tình hình dịch chung của cả nước. Thành phố cũng đã chủ động bám sát tình hình dịch, sẵn sàng nhân lực, cơ số vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, để bảo vệ thành quả công tác chống dịch thời gian qua, lãnh đạo TP Hà Nội nhấn mạnh đến việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Cụ thể là tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm y tế, phòng khám đa khoa, nhằm thu hút người bệnh đến khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho tuyến trên; nâng cao chất lượng trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, quản lý sức khỏe toàn dân, tăng cường quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại trạm Y tế; tập trung triển khai các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, trong đó có đầu tư y tế cơ sở, trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, đảm bảo người dân được tiếp cận tốt nhất các dịch vụ y tế chăm sóc ban đầu.

Các vấn đề trọng tâm khác cũng được TP Hà Nội chỉ đạo trong thời gian tới gồm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch; tập trung kiểm soát, không để tái bùng phát dịch COVID-19 và các dịch bệnh thường xuyên có xu hướng gia tăng…

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.