Hà Nội: Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch hết ô nhiễm ?

Nhiều năm nay người dân phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội luôn phải sống chung với mùi hôi thối nồng nặc, bắt nguồn từ sự ô nhiễm của HồTrúc Bạch. Điều đáng nói là tình trạng ô nhiễm của hồ đã kéo dài gần 20 năm, nhưng cho đến nay chất lượng môi trường sống xung quanh vẫn không được cải thiện, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân nơi đây.
Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hết ô nhiễm ?
Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hết ô nhiễm ?


Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường khi có mặt tại đây cho thấy, trên Hồ Trúc Bạch khu vực gần trụ sở UBND phường Trúc Bạch màu nước mặt hồ luôn trong tình trạng đen đặc, rác thải vứt bừa bãi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sinh sống quanh hồ.

Quan sát người dân đi từ đầu đường Trúc Bạch giao với đường Thanh Niên đi vào và từ đường Ngũ Xã đi ra luôn phải lấy tay bịt mũi vì mùi tanh nồng nặc từ hồ bốc lên. Đáng nói hơn Hồ Trúc Bạch ô nhiễm là như vậy, nhưng có một bộ phận không nhỏ người dân thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn hồn nhiên, vô từ xả rác thải là các loại chai lọ, túi nilon... xuống hồ.

Cũng do tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của nguồn nước, nên tại Hồ Trúc Bạch người dân địa phương thường xuyên phải chứng kiến cảnh tượng cá chết hàng loạt, thậm chí là có nhiều thời điểm cá chết phủ trắng đầy mặt hồ, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của các khu dân cư lân cận.

Hà Nội: Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch hết ô nhiễm ? ảnh 1

 Hồ Trúc Bạch ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các khu dân cư xung quanh

Ông Đỗ Văn Sáng – Người dân phường Trúc Bạch, quận Ba Đình bức xúc cho biết: Ven hồ để người dân đi dạo, tập thể dục hằng ngày, thế nhưng vì Hồ Trúc Bạch ô nhiễm lúc nào cũng bốc mùi hôi thối, xú uế. Nên nhiều người dân đã buộc phải từ bỏ thói quen tập luyện tại đây. 

Theo ông Sáng, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm Hồ Trúc Bạch là do các mương dẫn nước thải xả trực tiếp ra hồ là Ngũ Xã một và Ngũ Xã hai. Bên cạnh đó, lại tại đây có cửa cống thoát nước thải làm từ năm 2000 để giải quyết nạn úng ngập ở các phố Châu Long, Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch... Đặc biệt là xung quanh các mương dẫn nước thải này có đến hàng trăm nhà hàng ăn uống đang hoạt động, cùng với đó là nhà dân cư trú ven hồ ngày đêm vẫn xả nước thải chưa quả xử lý xuống hồ. Nếu tính trung bình mỗi ngày các nhà hàng, quán ăn, kết hợp các hộ gia đình xả ra hồ một lượng nước thải không nhỏ.

“Tổ dân phố, người dân đã nhiều lần có ý kiến, kiến nghị về tình trạng ô nhiễm của Hồ Trúc Bạch đến các cơ quan chức năng kiểm tra, tìm nguyên nhân khiến ô nhiễm hồ ngày càng nghiêm trọng là do nước thải sinh hoạt hay còn nguyên nhân nào khác ?. Từ đó có những giải pháp xử dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại đây. Tuy nhiên, cho đến nay chất lượng môi trường sống ở đây vẫn không được cải thiện” - ông Sáng nói.

Hà Nội: Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch hết ô nhiễm ? ảnh 2

 Nước Hồ Trúc Bách nhất là khu vực gần trụ sở UBND phường Trúc Bạch luôn trong tình trạng đen đục, bốc mùi hôi thối nồng nặc

Qua tìm hiểu, được biết không chỉ thời điểm hiện tại Hồ Trúc Bạch mới có tình trạng này mà đã diễn ra trong suốt thời gian dài. Mặc dù năm 2010, kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Hà Nội đã khởi công công trình xử lý ô nhiễm Hồ Trúc Bạch bằng công nghệ mới, áp dụng một loạt các giải pháp kỹ thuật tiên tiến. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy Hồ Trúc Bạch vẫn chưa thoát khỏi cảnh ô nhiễm.

Hồ Trúc Bạch, cũng như các hệ thống ao, hồ khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là một phần rất quan trọng của cảnh quan môi trường đô thị của Thủ đô. Hệ thống ao hồ không chỉ là lá phối xanh điều hòa không khí, môi trường mà ao, hồ tại Hà Nội còn có một bề dày lịch sử văn hoá, mang đến những lợi ích trực tiếp, tích cực đối với chất lượng cuộc sống đô thị của người Hà Nội. 

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, do quá trình đô thị hoá nhanh chóng và tăng trưởng dân số đã tạo ra những tác động tiêu cực không nhỏ lên hồ Hà Nội và trong số này Hồ Trúc Bạch cũng không là ngoại lệ. Do vậy, từ thực trạng trên một mặt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn môi trường sống như không xả rác thải, túi nilon xuống hồ.

Hà Nội: Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch hết ô nhiễm ? ảnh 3

 Đoạn mương dẫn nước thải đen đặc xả trực tiếp vào Hồ Trúc Bạch

Mặt khác để Hồ Trúc bạch xanh sạch trở lại rất cần cả sự vào cuộc tích cực của UBND thành phố Hà Nội, của các cơ quan chức năng trong vấn đề triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường lòng hồ, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể, đơn vị vi phạm xả nước thải chưa qua xử lý xuống hồ. 

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.