Hà Nội ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, số ca tay chân miệng giảm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần từ 14 - 21/7, địa bàn thành phố có thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước đó) và 19 ổ dịch tại 11 quận, huyện. Số bệnh nhân nhiều nhất thuộc các quận, huyện: Thạch Thất, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết tại 11 quận, huyện, nâng tổng số ổ dịch sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay trên địa bàn lên 91 ổ dịch, trong đó có 40 ổ dịch đang hoạt động. Các địa bàn có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết như: xã Phùng Xá, xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất); thôn Nguyên Hanh (xã Văn Tự, huyện Thường Tín); cụm 8 - 9 - 13 Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì); thôn Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên).

Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.556 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022), chưa ghi nhận ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã; 320/579 xã, phường, thị trấn.

Trong tuần qua, thành phố ghi nhận 29 ca mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay lên 961 trường hợp, giảm so với cùng kỳ năm trước; ghi nhận một ổ dịch tay chân miệng tại quận Bắc Từ Liêm (2 ca), nâng tổng số ổ dịch ghi nhận trong năm 2023 lên 32 ổ dịch, trong đó chỉ còn một ổ dịch đang hoạt động.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục có xu hướng gia tăng, xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt tại khu vực ổ dịch cũ, tại các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

Trong tuần, số ca mắc bệnh tay chân miệng ghi nhận giảm so với tuần trước đó. Hầu hết, các ca mắc là tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp.

Để ngăn ngừa dịch bùng phát, thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố. Trung tâm tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và tại các bệnh viện được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, điều tra, xử lý dịch kịp thời các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bùng phát. Trung tâm thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin ca bệnh trên hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT để phát hiện sớm ca bệnh nhằm điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời.

Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) (Ảnh: Báo Tin Tức).
Công viên văn hóa Lăng Văn Sơn: Di sản được đánh thức, bản sắc được gìn giữ
(Ngày Nay) - Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ tạo nên bản sắc độc đáo mà còn góp phần làm sống lại tinh thần vùng đất Tổng Gối anh hùng. Đây sẽ là nơi để Đan Phượng kể câu chuyện của mình với bạn bè gần xa - một vùng đất không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ mà còn sở hữu chiều sâu văn hóa đặc biệt, xứng đáng là trung tâm mới hiện đại và giàu bản sắc phía Tây Thủ đô.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Tổng số nhiệm vụ cần phân định trong lĩnh vực y tế lần này là 35 nhiệm vụ. Ảnh: VGP
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
(Ngày Nay) - Việc giao quyền sâu rộng cho địa phương không phải là sự buông lỏng quản lý, mà là thiết lập lại trật tự phân công, để các cấp có điều kiện thực hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó phục vụ người dân tốt hơn, kịp thời hơn.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khách tham quan triển lãm “Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo”.
Triển lãm Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm và trình diễn áo dài với chủ đề "Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo", nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của bà (1920-2025).
Tiết mục văn nghệ do các nghệ sỹ Việt Nam trình diễn.
Văn hóa - nghệ thuật kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân TP HCM và bạn bè quốc tế
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Giao lưu hữu nghị năm 2025”, nhằm tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân các nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.