Hà Nội: Hiện còn 239 ổ dịch sốt xuất huyết vẫn đang hoạt động

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 13 - 20/10, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tăng, số ca mắc tay chân miệng giảm so với tuần trước đó.
Lực lượng y tế cơ sở phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại một ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. (Ảnh minh hoạ)
Lực lượng y tế cơ sở phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại một ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. (Ảnh minh hoạ)

Toàn thành phố đã ghi nhận 2.766 trường hợp sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, tăng 165 ca so với tuần trước. Các địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần gồm: Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Chương Mỹ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai. Đáng lưu ý, trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận 113 ổ dịch tại 24 quận, huyện, thị xã, nhiều nhất là quận Đống Đa có 12 ổ dịch; Bắc Từ Liêm có 11 ổ dịch, nâng tổng số ổ dịch sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay trên địa bàn lên 1.419 ổ dịch. Hiện vẫn còn 239 ổ dịch sốt xuất huyết vẫn đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, trong đó, một số ổ dịch diễn biến phức tạp, ghi nhận nhiều bệnh nhân như tại các xã: Phùng Xá, Hữu Bằng - huyện Thạch Thất; thôn Đống - xã Cao Viên, huyện Thanh Oai; đường Phượng Bãi, đường Biên Giang - quận Hà Đông; phường Phương Canh - quận Nam Từ Liêm…

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 23.314 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 572/579 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra giám sát tại một số nơi vẫn tiếp tục ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ.

Ngoài ra, trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 101 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm so với tuần trước. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai; Sóc Sơn; Quốc Oai, Mê Linh, Phúc Thọ; Đống Đa. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng số 2.354 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; không có ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Trong tuần ghi nhận thêm 1 ổ dịch tại quận Hai Bà Trưng, cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 49 ổ dịch tay chân miệng và hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động.

Trước nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động phòng, chống dịch. Huyện Chương Mỹ đã tổ chức 9 đợt tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn toàn huyện, 2 đợt tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch trong các trường học, cơ sở giáo dục năm 2023 - 2024; duy trì tổng vệ sinh môi trường hàng tuần (ngày chủ nhật) ở những thôn xóm, các khu vực có chỉ số BI cao. Toàn huyện có 711 đội xung kích (1.866 thành viên), 270 tổ giám sát (603 thành viên).

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; phát động và tổ chức đợt cao điểm tuyền truyền về phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Đồng thời điều tra, giám sát các ca bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện và cộng đồng; tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh và chỉ đạo tổng vệ sinh môi trường khu vực xung quanh ổ dịch, không để ổ dịch lan rộng và kéo dài...

UBND huyện Gia Lâm đã yêu cầu các phòng, ban liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. UBND các xã, thị trấn thường xuyên đưa các thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, sự nguy hiểm của bệnh và các thông điệp truyền thông với nhiều hình thức đa dạng. Huyện khuyến cáo người dân hàng tuần hãy chủ động diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào bể chứa nước hở, bể cảnh; thu gom phế liệu phế thải, lật úp các dụng cụ không dùng đến có thể đọng nước mưa; trồng cây cảnh trong cát ẩm hoặc đất; cọ rửa xô thùng chứa nước thường xuyên vào chiều thứ Sáu và sáng thứ Bảy hằng tuần.

Đặc biệt, người dân cần khai báo khi có người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh; tích cực hưởng ứng các hoạt động phòng, chống dịch của ngành Y tế và chính quyền địa phương. Cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, xử lý, công khai các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch trên các phương tiện truyền thông; định kỳ nhắc lại các thông điệp, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để người dân biết, quan tâm và ngày càng nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Trong tuần tới, công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tiếp tục được triển khai tại các ổ dịch ở một số quận, huyện: Phú xuyên, Đông Anh, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Chương Mỹ. Các đơn vị chức năng tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch lây lan; tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc tay chân miệng, đặc biệt tại các trạm Y tế, các trường mầm non, mẫu giáo; tổ chức các hoạt động xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học có bệnh nhân, ổ dịch./.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).