Bệnh nhân phân bố tại 505 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoài Đức có 798 ca, Nam Từ Liêm 761 ca, Long Biên 721 ca, Mê Linh 692 ca, Bắc Từ Liêm 649 ca, Thanh Xuân 570 ca, Thanh Trì 565 ca,
Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2020 đến nay) là 288.447 ca.
Trước đó, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 72/TB-VP kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh tại phiên họp giao ban ngày 27/2.
Trong đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố đề nghị Sở Y tế chủ trì phối hợp với các quận, huyện, thị xã và các bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn, bảo đảm dành 50% số giường điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trong tình huống số ca nhiễm tiếp tục tăng cao.
Các quận, huyện, thị xã phát huy phương châm “4 tại chỗ", tăng cường vai trò người đứng đầu chính quyền các cấp, huy động thêm các đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở, lực lượng thanh niên, phụ nữ... bổ sung thành phần các tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng, tổ hỗ trợ quản lý và điều trị F0 tại nhà.
Lực lượng chức năng tổ chức tập huấn quy trình tư vấn, chia sẻ kiến thức phòng, chống dịch bệnh, các dấu hiệu, triệu chứng, đầu mối liên hệ, tư vấn, chăm sóc, phối hợp cán bộ y tế xử lý các tình huống phát sinh.
Các địa phương chia sẻ, học hỏi các mô hình hay của các đơn vị, phân công các lực lượng phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ thêm để lực lượng y tế cơ sở giảm bớt áp lực tập trung vào công tác chuyên môn, quản lý, tư vấn, điều trị các đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ có thai, trẻ em chưa được tiêm vaccine.
Tại những địa bàn có mật độ dân cư đông, cơ quan chức năng cần đánh giá ngay khả năng đáp ứng tư vấn, chăm sóc người mắc COVID-19 của mỗi cán bộ, nhân viên y tế; có biện pháp huy động thêm lực lượng tình nguyện, bác sĩ đã nghỉ hưu, cơ sở y tế ngoài công lập cùng tham gia, bảo đảm người dân được đáp ứng y tế sớm nhất, kịp thời chuyển tầng điều trị và hạn chế tối đa các ca chuyển nặng.