Hà Nội: Khẩn cấp tách F0 ra khỏi cộng đồng, chặt đứt đường lây nhiễm SARS-Cov-2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt mã vẫn còn nhiều ca mắc trong cộng đồng là dấu hiệu quan trong để Hà Nội phải cảnh giác với diễn biến khó lường trong thời gian tới. Do đó, việc tách những ca F0 ra khỏi cộng đồng là việc làm khẩn cấp hiện nay.
Từ 24/7/2021, TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ 24/7/2021, TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù Hà Nội đã áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân Thành phố, tuy nhiên tín hiệu về những ca mắc mới được phát hiện trong cộng đồng báo động cho thấy, cần tiếp tục cảnh giác và thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa.

Hà Nội: Khẩn cấp tách F0 ra khỏi cộng đồng, chặt đứt đường lây nhiễm SARS-Cov-2 ảnh 1
Biểu đồ số ca mắc mới theo ngày Việt Nam (nguồn Worldometers ngày 02 tháng 8 năm 2021)

Vào đầu làn sóng COVID-19 lần 4, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 và Bộ Y tế đã nhấn mạnh, chiến lược chuyển từ thế “phòng ngự” sang "tấn công". Biến chủng của Anh lây lan nhanh gấp 170% chủng ban đầu có nguồn gốc từ Vũ Hán, nhưng biến chủng Deta (Ấn Độ) còn nhanh hơn, đặc biệt là khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí.

Thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tối đa ra ngoài nếu không có lý do thiết yếu, nhưng sự lây lan nhanh của biến chủng Delta đòi hỏi công tác phòng chống dịch phải phát hiện nhanh nhất có thể những trường hợp F0 và tách F0 ra khỏi cộng đồng sớm nhất có thể. Theo kinh nghiệm tại Tp. Hồ Chí Minh, biến chủng Delta có tỉ lệ lây lan rất cao, trong thực tế cứ 1 trường hợp F0 sẽ có thể lây lan nhanh chóng cho cả gia đình. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại các khu công nghiệp tại Bắc Ninh và Bắc Giang trong khoảng thời gian tháng 5 và tháng 6 năm 2021 và trong giai đoạn này tại Hà Nội.

Theo các chuyên gia y tế, biện pháp quyết liệt để tách F0 ra khỏi cộng đồng bao gồm sàng lọc, truy vết và chủ động xét nghiệm. Đặc biệt, cần triển khai xét nghiệm tất cả những đối tượng có yếu tố nguy cơ, những người có triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt… những người nằm lâu trong bệnh viện, xét nghiệm chủ động định kỳ những người làm việc tại cơ quan, cơ sở sản xuất, cơ sở y tế. Thêm vào đó, có thể tiến hành xét nghiệm tất cả những người có nhu cầu đi ra ngoài, tham gia vào công việc có sự giao tiếp và tiếp xúc với nhiều người. Đảm bảo các giao tiếp ngoài cộng đồng là an toàn, mọi việc cần được sắp xếp có kế hoạch, người ra đường cần được làm xét nghiệm và có kết quả âm tính.

Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về mô hình truy vết và xét nghiệm ở Châu Á phải nhắc đến là Hàn Quốc với dân số 51 triệu người, một đất nước phát triển với mật độ dân số đông, nhiều thành phố là trung tâm kết nối các nền kinh tế lớn trên thế giới với Châu Á. Hàn Quốc không triển khai đóng cửa hoàn toàn đất nước, nhưng với nhiều biện pháp phối hợp, đặc biệt là xét nghiệm sàng lọc toàn dân, kết quả là trong 4 làn sóng Covid-19 đã diễn ra, tổng số ca nhiễm hàng ngày chỉ vài trăm người, số lượng cao nhất cũng chỉ đạt xấp xỉ 2000 ca/ngày. Một số nước cũng thành công trong việc kiểm soát số ca nhiễm mới như Đức (66 triệu xét nghiệm/83 triệu dân), Đan Mạch 12 triệu xét nghiệm/1 triệu dân, tính trung bình các nước này thực hiện khoảng 800.000 đến 1,5 triệu xét nghiệm/1 triệu dân.

Hà Nội: Khẩn cấp tách F0 ra khỏi cộng đồng, chặt đứt đường lây nhiễm SARS-Cov-2 ảnh 2
Biểu đồ số ca mắc mới theo ngày ở Hàn Quốc (nguồn Worldometers).

Xét nghiệm nhanh chóng, triệt để, đảm bảo tất cả các đối tượng nguy cơ, có yếu tố dịch tễ, công việc đỏi hỏi sự giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người, những người làm việc trong không gian chung như nhà máy, xí nghiệp, cơ quan và bệnh viện đều được xét nghiệm định kỳ sẽ giúp tìm và tách tối đa những ca nhiễm ra khỏi cộng đồng.

Các biện pháp như vậy cùng với việc giãn cách xã hội mạnh mẽ, xây dựng mỗi gia đình, mỗi khu phố, mỗi tầng, mỗi tòa nhà chung cư, mỗi cơ quan, xí nghiệp như một pháo đài luôn sẵn sàng chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2, tất cả những giải pháp này sẽ làm giảm hệ số lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 và đẩy lùi làn sóng thứ 4.

Song song với các biện pháp quyết liệt nhằm phát hiện và tách F0 ra khỏi cộng đồng, chặt đứt con đường lấy nhiễm của virus SARS-Cov-2, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo cần chuẩn bị tốt mọi kịch bản ứng phó với làn sóng COVID-19 lần thứ tư phức tạp và nguy hiểm nhất từ trước đến nay.

Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.
Núi lửa ở Iceland lại "thức giấc"
Núi lửa ở Iceland lại "thức giấc"
(Ngày Nay) - Rạng sáng 17/3 (giờ Việt Nam), một vụ phun trào núi lửa đã xảy ra trên bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland. Đây là lần thứ 4 núi lửa "thức giấc" trên bán đảo này kể từ tháng 12 năm ngoái.