Xét nghiệm SARS-CoV-2 qua nước bọt chính xác tương đương lấy dịch tỵ họng/hầu.

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Ám ảnh của người đi xét nghiệm covid ở Việt Nam hiện nay là bị chọc họng, chọc mũi để lấy dịch tỵ họng/ hầu, trong khi trên thế giới có nhiều phương pháp lấy mẫu phát hiện Sars-coV-2 khác ưu việt hơn như xét nghiệm qua hơi thở hoặc nước bọt.
Việc lấy mẫu NPS yêu cầu nhân viên y tế có chuyên môn
Việc lấy mẫu NPS yêu cầu nhân viên y tế có chuyên môn

Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng khả năng lây nhiễm Sars-coV-2 đạt đỉnh điểm vào lúc khởi phát triệu chứng hoặc trước khi đó, và vi-rút sống có thể được phân lập từ những người không có triệu chứng. Do đó, việc phát hiện SARS-CoV-2 ở những người không có triệu chứng/chưa có triệu chứng là một ưu tiên cấp thiết để phòng ngừa và ngăn chặn bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng và các bệnh viện.

“Tiêu chuẩn vàng” của việc phát hiện vi-rút vẫn là các xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) chẳng hạn như phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) bằng cách sử dụng mẫu tăm bông mũi họng (NPS). Tuy nhiên, việc lấy mẫu NPS yêu cầu nhân viên y tế có chuyên môn và trang bị bảo hộ, gây nguy cơ lây truyền vi-rút cho nhân viên y tế và kết quả âm tính giả đã được báo cáo do thiếu kỹ thuật khi lấy mẫu.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 qua nước bọt chính xác tương đương lấy dịch tỵ họng/hầu. ảnh 1

Phương pháp lấy dịch tỵ họng/ hầu có thể khiến bệnh nhân đau và không thoải mái, kèm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy xét nghiệm phát hiện Sars-coV-2 trên mẫu nước bọt có độ chính xác tương đương như xét nghiệm trên mẫu tăm bông dịch tỵ hầu/ họng (NPS). Bên cạnh đó, việc tự thu thập nước bọt khá đơn giản, rẻ tiền, có lợi thế hậu cần đáng kể so với lấy mẫu NPS bằng cách loại bỏ những vấn đề và cũng cho phép lấy mẫu và đồng thời sàng lọc hàng loạt.

Từ kết quả nghiên cứu này, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai việc tự lấy mẫu nước bọt tại nhà, tại sân bay để sàng lọc, phát hiện người nhiễm virus Sars-coV-2.

Phân tích tổng hợp gần đây được tham khảo của 16 nghiên cứu riêng biệt càng củng cố thêm khẳng định rằng nước bọt có thể là mẫu phẩm được ưu tiên để xét nghiệm, đặc biệt là trong các cơ sở sàng lọc hàng loạt.

Butler-Laporte đã báo cáo một phân tích tổng hợp đánh giá độ chính chính xác chuẩn đoán của NAAT bằng cách sử dụng nước bọt. Trong tổng quan hệ thống nay, việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu MEDLINE và medRvix đã được thực hiện vào ngày 29 tháng 08 năm 2020 để tìm các nghiên cứu về độ chính xác của xét nghiệm chuẩn đoán, thu được 385 tài liệu tham khảo và xác định 16 nghiên cứu để tổng hợp định lượng. 08 nghiên cứu đã được bình duyệt và 08 bản in trước được đưa vào phân tích cuối cùng. 15 nghiên cứu bao gồm bệnh nhân cấp cứu và 9 nghiên cứu được đăng ký độc quyền từ nhóm bệnh nhân ngoại trú có triệu nhẹ hoặc không.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 qua nước bọt chính xác tương đương lấy dịch tỵ họng/hầu. ảnh 2
Giá trị CT của mẫu NPS và mẫu nước bọt không khác biệt đáng kể.

Trong phân tích ban đầu, 5922 bệnh nhân trong đó 941 có kết quả dương tính (theo nước bọt, NPS hoặc cả hai) và 4981 có kết quả âm tính (theo cả nước bọt và NPS). Độ nhạy NAAT của nước bọt là 83.2% và độ đặc hiệu là 98.9%.

Trong phân tích tổng hợp hậu kỳ giới hạn trong môi trường lưu động bao gồm tổng số 4851 bệnh nhân, trong đó có 391 (8.1%) có kết quả dương tính (nước bọt, NPS hoặc cả hai). Các ước tính NAAT trong nước bọt vẫn tương tự với độ nhay 84.5% và độ đặc hiệu là 99.0%. Đối với NAAT sử dụng NPS, độ nhay là 88.0% và độc đặc hiệu là 98.7%.

Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Hokkaido Nhật Bản khẳng định: Đã có đủ tài liệu bằng chứng cho tới nay cho thấy SARS-CoV-2 có thể được phát hiện chính xác trong nước bọt tương đương với dịch mũi họng. Ngoài hiệu quả chuẩn đoán tốt như mẫu xét nghiệm, nước bọt còn có thể được tự thu thập mà không cần có nhân viên y tế chuyên ngành cùng đồ bảo hộ. Do đó, nguy cơ lây truyền vi-rút cho nhân viên y tế và chi phí tài chính cho nhân sự và thiết bị có thể được giảm đi đáng kể.

Hơn nữa việc thu thập mẫu nước bọt của bệnh nhân cho phép thu thập nhiều mẫu cùng lúc, điều này giúp thuận lợi hơn cho việc sàng lọc hàng loạt các nhân, ví dụ như tại các sân bay quốc tế. Bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà với ống lấy nước bọt hiện có sẵn qua đường bưu điện, sẽ được chuyển về để phân tích bằng PCR, với kết quả được thông báo qua email. Cung cấp nước bọt không gây đau đớn và giảm thiểu sự khó chịu cho bệnh nhân. Với hiệu suất chuẩn đoán tương đương với lấy dịch mũi họng, phương pháp nước bọt tự thu thập mang lại lợi thế lớn về hậu cần và kinh tế cũng như sự thoải mái.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 qua nước bọt chính xác tương đương lấy dịch tỵ họng/hầu. ảnh 3

Độ nhạy và độ đặc hiệu khi sử dụng NPS và nước bọt được thể hiện dưới dạng biểu đồ phân bố phía sau. Ước tính điểm và khoảng tin cậy 90% (90% CI) được xác định từ phân vị thứ 5 đến 95 được hiển thị.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc để người dân chen chúc xét nghiệm và lấy kết quả như tình trạng vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh rõ ràng gây tốn kém và nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, dồn áp lực lên ngành y tế đang quá tải cả về nhân lực cũng như vật lực.

Từ những kết quả khoa học nêu trên, thiết nghĩ Bộ Y tế cần sớm xem xét việc sử dụng nước bọt là lựa chọn mẫu đầu tiên khi xét nghiệm SARS-CoV-2, cần được ưu tiên triển khai trên quy mô lớn hơn, đặc biệt là trong các chương trình sàng lọc hàng loạt tại cộng đồng.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.