Hai trường hợp tử vong đồng nhiễm SARS-CoV-2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ tuần thứ 16 đến nay, các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 3 trường hợp bệnh nền nặng nhiễm SARS-CoV-2 nhập viện điều trị, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Khu vực cách ly. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Khu vực cách ly. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Liên quan đến bệnh COVID-19, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện trên địa bàn đã điều trị cho một số trường hợp mắc COVID-19 nặng, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong do mắc nhiều bệnh lý nền nặng đồng nhiễm SARS-CoV-2.

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận (19/5 đến 25/5) có 79 trường hợp xác định COVID-19, tăng gần gấp 3 lần với số liệu trung bình của 4 tuần trước đó (27 ca).

Như vậy, số ca COVID-19 trên địa bàn Thành phố từ tuần thứ 16 đến nay đang gia tăng nhanh so với giai đoạn 15 tuần đầu năm (mỗi tuần chỉ có 1 đến 2 ca bệnh). Tích lũy từ đầu năm 2025 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 204 ca bệnh COVID-19 (thấp hơn 43% so với cùng kỳ của năm 2024).

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận điều trị cho 6 trường hợp người bệnh mắc COVID-19, tất cả đều nhẹ. Trong tuần 21, Bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân 66 tuổi, bị COVID-19 trên cơ địa bệnh đa u tủy đang hóa trị, có tiền sử đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 và đã từng mắc COVID- 19 vào năm 2021. Bệnh nhân có suy hô hấp phải thở oxy, hiện nay đã qua giai đoạn nặng.

Ngoài ra, các bệnh viện đa khoa của Thành phố cũng đã ghi nhận những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị cho những bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính khác, trong đó người trên 60 tuổi chiếm 67% tổng số các trường hợp COVID-19 nhập viện điều trị từ đầu năm 2025 đến nay.

Đặc biệt, từ tuần thứ 16 đến nay các bệnh viện đã ghi nhận 3 trường hợp bệnh nền nặng nhiễm SARS-CoV-2 nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, 2 trường hợp tử vong trong tình trạng nhiều bệnh lý nền nặng.

Đó là bệnh nhân nam sinh năm 1972, mắc bệnh lý bạch cầu cấp dòng tủy, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy đa cơ quan, suy tim, lao phổi cũ và nhiễm SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nữ sinh năm 1979, được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi hoại tử, viêm thận bể thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, tràn khí màng phổi, đồng nhiễm SARS-CoV-2.

Trường hợp mắc nặng khác là bệnh nhân 57 tuổi có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm, nhập viện trong tình trạng hôn mê, ngưng tim trước nhập viện, hiện đang được tiếp tục điều trị tích cực.

Về tác nhân gây bệnh, theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), biến thể NB.1.8.1 chiếm hầu hết các mẫu giải trình tự gene từ các bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại các bệnh viện.

Hiện biến thể NB.1.8.1 được cho là nguyên nhân gây tăng số ca mắc tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Chưa có nhiều dữ liệu cho thấy biến thể này có độc lực mạnh hơn so với các biến thể cũ. Tuy nhiên, Chương trình giám sát biến chủng SARS-CoV-2 của Tổ chức Y tế thế giới đã xếp NB.1.8.1 vào nhóm VUM (biến chủng cần được theo dõi) để tiếp tục đánh giá nguy cơ trong thời gian tới.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị y tế từ hệ dự phòng đến điều trị luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh mắc COVID-19, phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm có nguy cơ khi mắc COVID-19.

Ngành Y tế Thành phố khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết); rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý...

Những người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch...) cần hạn chế tiếp xúc với nơi đông người, nhất là không gian kín, kém thông thoáng; nếu buộc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt khi có dấu hiệu nghi ngờ như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài thì cần đi khám kịp thời tại cơ sở y tế gần nhất. Tuân thủ điều trị các bệnh nền, tái khám đúng hẹn và không tự ý ngưng thuốc. Tăng cường dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng theo khả năng; hạn chế căng thẳng tâm lý và ngủ đủ giấc. ­

Người thân và người chăm sóc, là những người tiếp xúc gần nên cần tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng bệnh hô hấp để giảm nguy cơ lây truyền cho người thuộc nhóm nguy cơ.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.