Hàn Quốc quảng bá Di sản Thế giới được UNESCO công nhận thông qua Lễ hội Di sản Thế giới 13/8

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Để giới thiệu nét đẹp cũng như nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, Cục Di sản Văn hóa (CHA) và Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc năm 2020 đã phát động Lễ hội Di sản Thế giới, một sự kiện thường niên nhằm quảng bá Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận ở Hàn Quốc.
Quần thể di tích lịch sử Vương triều Baekje. (Ảnh: Cục quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc)
Quần thể di tích lịch sử Vương triều Baekje. (Ảnh: Cục quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc)

Lễ hội nhằm giúp du khách nội địa cũng như du khách nước ngoài thưởng thức trọn vẹn nét đẹp văn hóa Hàn Quốc thông qua các sự kiện văn hóa như triển lãm, biểu diễn và các chương trình du lịch tại hoặc xung quanh địa điểm được UNESCO công nhận là di sản.

'Lễ hội Di sản Thế giới' đã được phát động vào năm ngoái để chia sẻ giá trị rực rỡ và phổ quát của các Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Hàn Quốc với công chúng toàn cầu. Chúng ta đang phải trải qua những thời điểm khó khăn vì COVID-19, nhưng việc truyền bá giá trị văn hóa và cung cấp không gian để xoa dịu cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch là việc nên làm. Tất cả chúng ta đều cần chung tay bảo tồn các khu di sản.

Kang Kyung-hwan, Cục Quản lý Di sản Văn hóa.

Sự kiện năm nay sẽ được tổ chức với bốn chủ đề tại năm tỉnh thành khác nhau.

Địa điểm đầu tiên gắn với chủ đề "Di sản rực rỡ: Baekje-Một lần nữa" (Brilliant Heritage: AGAIN to Baekje) diễn ra từ 13-29/8 tại Quần thể di tích lịch sử Vương triều Baekje nằm tại ba khu vực chính là Gongju (tên cũ là Ungjin), Buyeo (tên cũ là Sabi)(tỉnh Nam Chungcheong) và Iksan (tỉnh Bắc Jeolla). Cư dân địa phương ba miền sẽ đồng loạt tuyên bố khai mạc lễ hội thông qua các màn trình diễn sử dụng công nghệ cao và máy bay không người lái.

Sự kiện sẽ làm nổi bật những đặc điểm độc đáo của Vương triều Baekje, một trong ba vương triều cổ xưa nhất trên Bán đảo Triều Tiên, với nền văn hóa đầy bản sắc cùng sự giao lưu văn hóa thường xuyên giữa các quốc gia láng giềng ở châu Á, đặc biệt là về kỹ thuật xây dựng và sự truyền bá của Phật giáo.

Hàn Quốc quảng bá Di sản Thế giới được UNESCO công nhận thông qua Lễ hội Di sản Thế giới 13/8 ảnh 1

Di sản Byeongsan Seowon ở Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang. (Ảnh: Cục quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc)

Với chủ đề "Di sản thế giới ở Andong: Giá trị tương lai cho nhân loại" (World Heritage in Andong: Future Value for Humanity), sự kiện ở Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Trung tâm Văn hóa Nho giáo của Vương quốc Joseon thời kỳ 1392-1910, sẽ mời gọi du khách với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Mọi người có thể tham gia và khám phá Thư viện Seowon, nghiên cứu Tân Nho giáo (Tống Nho) của Hàn Quốc. Từ ngày 4-26/9, du khách sẽ được ngắm nhiều màn trình diễn pháo hoa truyền thống và ngâm thơ, trải nghiệm thực tế tại học viện Nho giáo, xem biểu diễn múa đương đại của Mariinsky Ballet (Nga) và một vở ballet của Hàn Quốc dựa trên truyền thuyết mặt nạ Hahoe tại Buyongdae ở Làng Hahoe, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Theo chủ đề "Pháo đài Hwaseong: Uigwe còn sống" (Hwaseong Fortress: Uigwe is alive), lễ hội ở Suwon diễn ra từ 18/9-10/10 với pháo đài làm bối cảnh, mô tả lý tưởng của vua Jeongjo thời Joseon trong việc xây dựng pháo đài, cũng như phản ánh giá trị di sản của "uigwe", một tài liệu chính thức được viết sau một buổi lễ hoặc sự kiện chính thức, cũng ghi lại lịch sử xây dựng pháo đài.

Đối với sự kiện cuối cùng, với chủ đề "Gặp gỡ với thiên nhiên tiềm ẩn của Jeju" (Encounter with Jeju's Hidden Nature), lễ hội sẽ mang đến cơ hội hiếm có cho nhiều người đến thăm các khu vực hạn chế của Đảo núi lửa Jeju và Lava Tubes, Di sản Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận đầu tiên của Hàn Quốc, từ ngày 1-17/10. Lễ hội sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo thông qua các chương trình đi bộ đường mòn, giúp những người yêu thiên nhiên có cơ hội đi bộ trong và gần các ống dung nham, vạch ra các tuyến đường mòn trong tương lai, mà nhà tổ chức so sánh với tuyến đường hành hương Santiago của Tây Ban Nha.

Hàn Quốc quảng bá Di sản Thế giới được UNESCO công nhận thông qua Lễ hội Di sản Thế giới 13/8 ảnh 2

Một bức tường giới thiệu những tọa tiết truyền thống Hàn Quốc tại Sân bay Quốc tế Incheon. (Ảnh: Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc)

Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc dưới sự quản lý của chính quyền đã công bố vào ngày 29/3 một loạt các tác phẩm nghệ thuật tại khu vực phòng chờ phía đông của Sảnh đến của Nhà ga số 1, Sân bay Quốc tế Incheon. Tám tác phẩm nghệ thuật của Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc được trưng bày ở cổng đến và trạm kiểm soát nhập cảnh - dưới hình thức ba bức tường trình chiếu đèn LED.

Hình ảnh được trình chiếu đa dạng, có thể kể đến khăn gói trong cung, đồ sơn mài khảm xà cừ, điệu múa truyền thống, Hangeul (chữ viết của Hàn Quốc) và phong cảnh thiên nhiên.

Bốn tác phẩm nghệ thuật động học được lấy cảm hứng từ "gayageum" (đàn tranh 12 dây của Hàn Quốc), nghệ thuật chắp vá "jogakbo", khung cửa truyền thống với hoa văn trang trí, và "chaekgado", một loại tranh.

Theo The Korea Times
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.