Hàng loạt người nhập viện vì sởi biến chứng

Liên tiếp trong thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị hàng loạt ca bệnh sởi, trong đó có ca xuất hiện biến chứng.
Hàng loạt người nhập viện vì sởi biến chứng

Trong số các trường hợp sởi biến chứng, đáng chú ý là trường hợp bệnh nhi T. (7 tuổi, Hà Nội). Trước khi nhập viện, bé T bị sốt liên tục 6 ngày, nhiệt độ cơ thể 39 - 40 độ C. Ban đầu, bé bị hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng, mệt mỏi, mắt tèm nhèm nhiều dử. Sau đó,  bé xuất hiện ban hồng, lan dần lên hai bên má, cổ, gáy, xuống ngực, bụng, lưng và các chi.

Sau khi nhập viện, cháu T. được Ths. BS Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, chẩn đoán bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi.

Đến nay, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện, cháu T. đã cắt sốt, các ban sởi bay dần và để lại vết thâm trên da xen kẽ vùng da lành.

Theo Ths, BS Nguyễn Văn Tùng, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan mạnh từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng.

Sau khi mắc sởi, trẻ dễ mắc các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, mù mắt do loét giác mạc, suy dinh dưỡng nặng…

Ông Tùng cho biết bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, là đối tượng có miễn dịch kém, đặc biệt những trẻ không được tiêm phòng vắc xin phòng sởi hoặc những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ chưa có miễn dịch với sởi trước đó. Các dấu hiệu điển hình của giai đoạn toàn phát bao gồm: nổi hồng ban, mịn như nhung; ban xuất hiện theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay chân; ban biến mất theo thứ tự đã mọc.

Mặc dù sởi là bệnh lành tính, đa số các trường hợp không có biến chứng và bệnh sẽ tự khỏi nhưng BS Tùng cảnh báo bệnh có thể có diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có nguy cơ sảy thai, đẻ non.

Ông Tùng đưa ra lời khuyên khi trẻ có các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mặc mắt, hồng ban…, các phụ huynh nên cho trẻ đến cở sở y tế để khám, chẩn đoán.

Do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với sởi nên việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biến chứng do sởi. Khi bị sởi, cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng và dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt; vệ sinh răng miệng, da, mắt.

Để phòng bệnh sởi, các bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc-xin sởi, nhất là với trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Với những bệnh nhân đã mắc bệnh, cần cách ly để bệnh không lây lan ra cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.