Hành trình di sản – báu vật quý giá truyền lại tới muôn đời

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ bao đời, Tết ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt với những xúc cảm đong đầy yêu thương. Tết không chỉ là những hoạt động văn hóa mang tính biểu trưng mà còn là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại với tương lai, là mạch nguồn di sản thăng hoa và hội tụ.
Gói bánh chưng - Phong tục đẹp được người Việt lưu truyền ngàn đời.
Gói bánh chưng - Phong tục đẹp được người Việt lưu truyền ngàn đời.

Bồi tụ kho báu di sản ngàn đời khi Tết đến Xuân về

Khi cảnh sắc đất trời khoác lên mình những gam màu sặc sỡ, tươi vui, thiên nhiên tựa như bức tranh tuyệt mỹ của cỏ cây, hoa lá, lòng người cũng rộn rã: “Dù ai buôn bán nơi đâu/ Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về”.

Dẫu cho xã hội hiện tại đã thay đổi rất nhiều, những nền văn hóa mới cũng được du nhập vào Việt Nam, con người hiện đại hơn, nhưng cứ mỗi dịp xuân về, như một lẽ tự nhiên, lòng người lại nôn nao mong Tết.

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, là thời điểm bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công. Điều đặc biệt, bản sắc văn hóa này có sự đồng nhất từ Bắc tới Nam, hiện hữu trong từng nếp nhà, bồi tụ thành một kho báu di sản ngàn đời lưu truyền trên dải đất hình chữ S.

Hành trình di sản – báu vật quý giá truyền lại tới muôn đời ảnh 1

Những phong tục truyền thống ngày Tết được lưu truyền khắp ba miền.

Tết là thời khắc người ta gác lại những lo toan, bộn bề, những vất vả ngược xuôi của cuộc sống mưu sinh, để tĩnh tâm tìm về những giá trị cốt lõi của tình cảm gia đình, của quê hương, chòm xóm… Hơn thế, Tết còn là dịp để các thế hệ trong gia đình cùng hành hương về với nguồn cội. Con cháu sum vầy bên ông bà, cha mẹ, cùng nhau thực hiện các nghi lễ truyền thống: cúng ông Công – ông Táo, thăm mộ tổ tiên, gói bánh chưng, dựng cây nêu, mừng tuổi, xuất hành đầu năm, đi lễ chùa… Sự thành tâm, kính cẩn ăn sâu vào nếp nghĩ và hành động của từng con người.

Tết cũng là thời điểm con người háo hức với những dự định mới sẽ được “ vạn sự như ý” như lời nguyện cầu đầu năm, hay đơn giản là những hành trình du xuân mang lại may mắn. Sẽ thêm trọn vẹn nếu những chuyến xuất hành đầu năm được khám phá một không gian hội tụ và thăng hoa di sản, nơi mọi thế hệ đều có thể tìm lại một thuở vàng son hay thấy tầm vóc của di sản trong nhịp sống đương đại.

Hành trình di sản - Lưu dấu vẻ đẹp vàng son một thuở

Bên chén trà xuân, những thước phim đầy cảm xúc của Hành Trình Di Sản, bộ phim ngắn được khởi nguồn từ Sunshine Heritage - dòng sản phẩm BĐS của Sunshine Group tiên phong trong việc bảo tồn và phát triển di sản, trở thành món quà năm mới ý nghĩa. Phim hé lộ thứ “vàng mười” - di sản chưng cất nghìn đời mà người Việt luôn khát khao kiếm tìm.

Khung cảnh làng quê mộc mạc ấm tình làng nghĩa xóm với những phiên chợ rộn ràng sớm mai, tinh hoa làng nghề truyền thống… làm nên giá trị tinh thần của văn hóa Việt. Trong dòng chảy hối hả của đô thị và nhịp thở bộn bề của cuộc sống đương thời, đôi khi những giá trị tốt đẹp ấy tưởng chừng bị quên lãng đã được tái hiện lại giản dị và rất đỗi bình yên.

Hành trình di sản – báu vật quý giá truyền lại tới muôn đời ảnh 2

Những phiên chợ quê dân dã là không gian văn hóa đặc trưng của người Việt.

Từ ký ức vàng son một thuở, di sản “sống” lại trong thời hiện đại, bắt đầu từ mùa xuân - mùa khởi đầu những điều tốt đẹp. Khi cánh đào xuân bừng nở, những phong tục tập quán truyền thống được người người, nhà nhà duy trì, từ gói bánh chưng xanh, làm câu đối đỏ, du xuân… Những giá trị văn hoá, tâm linh, tình cảm gia đình họ mạc làm nên sức sống cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đọng lại trong nụ cười viên mãn của người già quây quần bên con cháu, thiếu nữ trân trọng nét chữ xuân.

Mỗi người khi thưởng thức thước phim này có thể hiểu sâu hơn, rõ hơn về những nét đẹp tinh thần của dân tộc, thêm nhớ, thêm yêu quê hương, yêu nước Việt.

Hành trình di sản – báu vật quý giá truyền lại tới muôn đời ảnh 3
Tục Xin chữ - trải nghiệm văn hóa truyền thống không thể thiếu ngày Xuân

Trong vòng quay bất tận của thời gian và không gian vô định, di sản không chỉ được đóng khung bởi những điều xưa cũ mà còn được khắc họa một cách chân thực thông qua sự khám phá đa trải nghiệm, với những thanh âm, sắc thái của cuộc sống muôn màu.

Cùng ngắm nhìn những khung cảnh đầy xúc cảm mang phong vị Tết cổ truyền và hành trình di sản sẽ đọng lại trong tâm thức mỗi người dân Việt.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.