Hát sắc bùa Phú Lễ - Nét duyên đất và người xứ dừa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ở nhiều vùng tại Bến Tre, hình ảnh đội sắc bùa với trang phục bà ba truyền thống, mang theo trống cơm, sanh tiền, sanh cái, đàn cò đi chúc Tết khắp làng trên xóm dưới đã trở thành nét đẹp ngày xuân với người dân nơi đây.
Hát sắc bùa Phú Lễ - Nét duyên đất và người xứ dừa

Hát sắc bùa là hình thức diễn xướng tập thể. Tại Bến Tre, mỗi đội hát sắc bùa thường có từ 4 - 6 nghệ nhân, có khi lên đến 8, nhưng không được dưới 4 nghệ nhân. Dưới sự điều khiển của đội trưởng, mỗi nghệ nhân vừa là diễn viên, vừa là nhạc công, trong đó bao gồm một người hát chính gọi là “hát kể” (cái kể), những người hát còn lại hát phụ gọi là “con xô”.

Cái kể hát trước, mỗi người còn lại trong đội hát một câu so le, câu kế cả đội cùng hát. Thành viên chủ yếu của các đội hát sắc bùa tại Bến Tre phần đa là nam giới, bởi theo giải thích của các nghệ nhân thì hát sắc bùa là loại hình sinh hoạt không kể ngày đêm nên không tiện để phụ nữ tham gia.

Hát sắc bùa đòi hỏi người hát phải đam mê, nhiệt tình và tinh thần tự nguyện cao, phải truyền đạt được âm điệu bài hát cho người nghe.

Hát sắc bùa chỉ diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán, đội diễn sẽ đến từng nhà, diễn cho những gia đình có nhu cầu. Thời gian diễn ra hát sắc bùa từ đêm 30 tháng Chạp cho đến hết tháng Giêng. Nội dung là những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới như chúc gia chủ nhiều tài lộc, gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn, con cháu hòa thuận và thành đạt.

Mỗi buổi hát sắc bùa được chia ra làm hai phần: phần mang tính nghi lễ và phần hát góp vui. Phần mang tính nghi lễ bắt đầu thực hiện từ ngoài cửa rào, trước cửa rào, trước bàn thờ gia tiên dán bùa yểm quỷ, trừ tà trên các cửa nhà trình tự các bài: mở cửa rào, mở ngõ, khai môn,…

Nhạc cụ hát sắc bùa gồm hai sanh tiền, hai sanh cái và một đàn cò, một trống cơm. Trong các nhạc cụ kể trên, nghệ nhân trống cơm thường giữ nhịp và hát bắt cái (còn gọi là cái kể) vừa giữ vai trò đội trưởng đội hát sắc bùa.

Hát sắc bùa Phú Lễ - Nét duyên đất và người xứ dừa ảnh 1

Hát sắc bùa là sinh hoạt tinh thần quan trọng trong đời sống người dân Bến Tre.

Trước đây, vào ngày xuân ai cũng thích đội hát sắc bùa vào nhà mình để trấn áp ma quỷ và đem đến sự an lành cho gia chủ. Sau những bài hát mang tính nghi lễ, toàn bộ cả đội đến bộ ván như là sân lễ để hát góp vui. Phần hát góp vui được thực hiện với hai nội dung đan xen gồm các bài có nội dung chúc tụng gia chủ và các thành viên trong gia đình năm mới làm ăn phát đạt, thành đạt trong mọi lĩnh vực. Ngoài những bài chúc tụng là những bài lý, bài vè hát góp vui theo yêu cầu của gia chủ và theo yêu cầu của khách du xuân. Kết thúc phần hát góp vui là bài giã từ.

Hiện nay, ở các địa phương khu vực miền Nam, Hát sắc bùa chỉ có ở Bến Tre. Ở tỉnh Bến Tre có 5 đội Hát sắc bùa, trong đó có một đội Hát sắc bùa của học sinh xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Tại Bến Tre, khác với hát đờn ca tài tử, hát sắc bùa chỉ phổ biến ở một vài địa phương như Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, An Đức…của huyện Ba Tri và xã Tân Thanh, Phong Nẫm của huyện Giồng Trôm. Trong đó, xã Phú Lễ được xem là cái nôi của hát sắc bùa Bến Tre. Bởi trong những thập niên trước, ở đây từng có nhiều đội hát sắc bùa với quy mô lớn và trình độ diễn xướng cao.

Ông Lư Văn Hội, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bến Tre cho biết: Hát sắc bùa ra đời vào cuối thế kỷ 19, bắt đầu từ xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Lúc đó, ông Trần Văn Hậu, người Bình Định, lấy vợ quê ở Bến Tre, thấy điệu hát sắc bùa hay mới đem dạy cho người dân Phú Lễ. Sau đó, hát sắc bùa trở nên phổ biến, lan truyền qua các xã lân cận khác trong huyện nên ở Bến Tre người ta gọi là “Hát sắc bùa Phú Lễ”.

Hát sắc bùa đòi hỏi người hát phải đam mê, nhiệt tình và tinh thần tự nguyện cao, phải truyền đạt được âm điệu bài hát cho người nghe. Ngày xưa, Hát sắc bùa là hát trong ngày xuân, hát cho những gia đình có nhu cầu với ý nghĩa là ém quỷ trừ tà, cầu cho gia đạo bình yên và hát góp vui. Bây giờ nhu cầu này không còn nữa nhưng hát sắc bùa cần được phục hồi, đáp ứng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống xã hội; đồng thời trình diễn trên sân khấu để giới thiệu đến du khách, các nhà nghiên cứu văn hóa.

Ở Bến Tre, hiện nay có 6 hình thức diễn xướng dân gian: Hát sắc bùa, Nói theo Vân Tiên, Nói vè, Hát đưa em, Hát lý, Hò. Trong đó, Hát sắc bùa được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá cao.

Các nhà nghiên cứu sau khi so sánh những yếu tố giữa hát sắc bùa Phú Lễ với hát sắc bùa ở một số địa phương khác như: Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh...; đồng thời đối chiếu với hàng loạt gia phả của các gia đình, dòng họ đang sinh sống ở Bến Tre đã đi đến kết luận rằng: Hát sắc bùa ở Bến Tre có rất nhiều yếu tố đồng nhất với hát sắc bùa Trung Trung Bộ về các phương diện như: mục đích cuộc hát, biên chế nhạc cụ, hệ thống tiết mục, làn điệu, bố cục…

Hát Sắc bùa Phú Lễ là một trong 6 hình thức diễn xướng dân gian Bến Tre bên cạnh: hò, lý, hát ru, lối vè, Nói thơ Vân Tiên. Hát sắc bùa Phú Lễ đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào 23/1/2017.

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.