Hiện tượng "siêu trăng máu" lần này được ví như buổi biểu diễn ngoài "vũ trụ" và sẽ xuất hiện vào thứ Tư trên khắp Thái Bình Dương. Khu vực phía tây Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Đông Á sẽ là những nơi có góc nhìn đẹp nhất và chiêm ngưỡng được toàn cảnh hiện tượng thiên văn này.
Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 15 phút khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời xếp thẳng hàng. Nhưng hiện tượng "siêu trăng máu" sẽ kéo dài trong 5 giờ khi bóng của Trái đất dần dần bao phủ Mặt trăng và sau đó bắt đầu giảm dần. Màu đỏ cam là được phản chiếu lên bề mặt của Mặt trăng là do khoảnh khắc bình minh, hoàng hôn trong bầu khí quyển của Trái đất tạo ra.
“Hawaii sẽ có góc nhìn đẹp nhất và sau đó là California và khu vực phía Tây Bắc Thái Bình Dương”, nhà khoa học Noah Petro thuộc dự án tàu quỹ đạo Mặt Trăng của Nasa cho biết. New Zealand và Úc cũng là địa điểm lý tưởng để quan sát hiện tượng này.
Khu vực châu Âu, châu Phi và Tây Á sẽ bỏ lỡ sự kiện lần này, nhưng vẫn có thể theo dõi qua các kênh phát trực tiếp. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân ở khắp mọi nơi vẫn có thể cảm nhận ánh trăng sáng hơn bình thường.
Trong thời gian thới, nhiều hiện tượng Mặt trăng sẽ diễn ra.
“Với những người ai bỏ lỡ cơ hội lần này, hãy đặt lịch ghi chú cho ngày 19/11 năm nay,” ông Petro chia sẻ. "Đây sẽ là hiện tượng nguyệt thực gần như toàn phần khi Mặt trăng mờ đi nhưng không chuyển sang màu đỏ".
Ngoài ra, hiện tượng nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ xuất hiện vào tháng 5/2022.