Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 3: Tài xế taxi, xe ôm: trăm nỗi lo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - “Anh em tài xế thì vẫn cứ chờ đợi. Một bên chờ đợi khách, một bên chờ chính sách, hỗ trợ gì khác từ nhà nước, từ hãng xe hay không, nhưng vẫn chưa nghe có biện pháp nào phụ giúp giải quyết cho đời sống cho anh em dễ thở hơn …”

Ông Châu Văn Hùng năm nay 61 tuổi, hành nghề xe Honda ôm ở Bến xe Miền Đông hơn 20 năm nay. Những năm trước, nghề xe ôm quanh quẩn bên bến xe của ông cũng đủ nuôi gia đình. Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch bệnh và đỉnh điểm là lần này, người không tụ tập, bế xe giãn cách, tài xế ế chỏng chơ, người nào người nấy tản ra một góc nằm đọc báo, ngắm phố phường.

Để kiếm khách, ông Hùng và những tài xế khác ở bến xe đã chủ động hạ giá, mỗi cuốc xe giảm so với giá thường 10 -15 nghìn đồng cũng không có khách nào đi, giảm 20 nghìn thì thỉnh thoảng được 1,2 khách, đó là chạy đường xa, còn gần gần quanh quẩn khu vực cá tài xế lấy đồng giá 10 nghìn tất cả, xem như một cách giữ khách mùa ế ẩm thế nhưng cũng không khá hơn là mấy.

Ông Hùng nhận thêm dịch vụ đi chợ, đi mua hàng giúp cho những người trong khu vực cách ly để kiếm thêm thu nhập.

“Chạy xe khu vực này hơn 20 năm, có rất nhiều người quen mặt, nhớ tên, biết số điện thoại, nên họ gọi điện thoại nhờ mua giúp thú này thứ kia, rồi đem đến nhà cho họ, cũng có thêm được vài đồng”, ông Hùng kể.

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 3: Tài xế taxi, xe ôm: trăm nỗi lo ảnh 1

Đi chợ cho những người đang sống trong khu phong toả giúp tài xế có thêm thu nhập những ngày khó khăn.

Lộc (29 tuổi ) chưa học hết cấp 3 thì vào TP.HCM làm nhiều công việc để kiếm sống, 3 năm gần đây anh chạy xe ôm công nghệ trên chiếc xe Dream cũ mang từ quê vào. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 quay trở lại, công việc càng trở nên khó khăn hơn, anh đã kham thêm nhiều việc như giao hàng, bảo vệ. "Ban ngày tôi làm shipper giao đồ ăn, tối xin làm bảo làm bảo vệ trực cacho một siêu thị mở ban đêm. Việc giao hàng cũng chỉ đủ tiền chu cấp cho bản thân, vì giờ đơn hàng ít mà nhân viên lĩnh vực này ngày càng tăng lên, tiền làm bảo vệ thì nhận theo tháng, cũng chỉ cố gắng tằng tiệngửi về quê".

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 3: Tài xế taxi, xe ôm: trăm nỗi lo ảnh 2

Những ngày phố phường vắng lặng, xem ôm và tài xế cũng "nằm yên".

“Bữa đó vừa về đến nhà thì công ty gọi báo cho biết có vị khách mình chở cách đây mấy ngày dương tính rồi, công ty kêu mình đi khai báo lịch trình di chuyển…mình run quá vừa sợ bị nhiễm Covid, vừa chẳng nhớ gì…”. Lộc kể lại cảm giác của năm ngoái khi chở một khách hàng dương tính Covid.

Ông Năm (60 tuổi) chạy xe ôm ở khu vực chợ Thanh Đa (Bình Thạnh) cũng không thoát khỏi cảnh “ngồi chơi, xơi nước” suốt một tuần nay. Số là ở cư xá Thanh Đa vừa bị truy vết một ca dương tính, người người nháo nhào, âu lo, ai ngồi yên chỗ nấy, cho nên tài xế xe ôm cũng phải… ngồi yên.

“Ngày thường chạy loanh quanh trong khu vực chợ hay chung cư cũng được 100-200 nghìn đồng. Còn bây giờ, gần 10 ngày chứ ít ỏi gì, không có một đồng nào”. Ông Năm lắc đầu ngao ngán.

Ở đây ai cũng biết ông sống cùng một người vợ ngồi xe lăn.

Không chỉ các tài xế xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ lao đao bởi đại dịch, mà những tài xế taxi cũng không kém phần khốn khổ. Khu vực trung tâm TP.HCM như Quận 1, Quận 3 ngày thường nối dài xe đậu trước các khách sạn, nhà hàng chở khách thì bây giờ đường thoáng, sân rộng, hành lang vắng vẻ, có khu còn đang phong toả, không một bóng người. Hầu hết các tài xế này đều nằm dài trong xe, tấp vào góc nào đó mỏi mòn đợi khách.

Đối với những tài xế chạy xe taxi của công ty thì đỡ bị lỗ hơn, chứ còn đối với những tài xế mà phải mua xe bằng hình thức trả góp hàng tháng thì áp lực về tiền bạc càng lớn hơn, càng mệt mỏi hơn.

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 3: Tài xế taxi, xe ôm: trăm nỗi lo ảnh 3

Tài xế taxi, xe ôm truyền thống lẫn xe ôm công nghệ đều gánh trên vai rất nhiều nỗi lo toan trong mùa dịch.

Tài xế Đức, (40 tuổi) chạy taxi công nghệ được 2 năm, cho biết, “Từ sáng giờ chưa chạy được chuyến nào, cả tuần nay rải rác vài khách đường gần, không đủ chi phí để đóng tiền xe, nhưng vẫn phải cố cầm cự, vì đã mua xe để hành nghề, giờ nghỉ không biết làm gì, nợ nần cũng ngập đầu rồi”.

Tài xế Trần Văn Đại lái taxi truyền thống hãng Vinasun cũng buồn bã tâm sự, từ khi xảy ra dịch bệnh, nhiều người không dám đi xe công cộng nữa, đa số họ chuyển sang sử dụng xe cá nhân. Vì vậy, thu nhập của tài xế taxi giảm từ 70-80%. “Hãng có nắm tình hình chung này rồi, nhưng anh em tài xế thì vẫn cứ chờ đợi. Một bên chờ đợi khách, một bên chờ chính sách, hỗ trợ gì khác từ nhà nước và hãng xe hay không, nhưng chưa nghe có biện pháp nào giải quyết đời sống cho anh em”.

Với các hãng taxi, tài xế chia lợi nhuận theo một tỷ lệ thỏa thuận, hoặc đóng một khoản tiền cố định hàng tháng để được phân phối khách. Khi được hỏi, ai ai cũng mong muốn các công ty sẽ có những biện pháp chia sẻ khó khăn với tài xế trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Trao đổi với Ngày Nay, đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết theo văn bản số 1749 ngày 30-5-2021, UBND TP đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Sở Du lịch rà soát, nắm chắc các khó khăn của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ, ảnh hưởng việc làm của người lao động để có các giải pháp tháo gỡ, chủ động hỗ trợ kịp thời theo các gói hỗ trợ của Thành phố hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, TP.Thủ Đức và các quận, huyện phải rà soát, thống kế và báo cáo số liệu người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Về tiêu chí, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP cho biết, người lao động tự do là người đa phần không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, làm việc thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, thường không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản đảm bảo an sinh xã hội.

Ngoài ra, nhóm người lao động tự do này phải có đủ các điều kiện sau: cư trú hợp pháp tại địa phương (có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận) và làm một trong 7 loại công việc sau:

- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định (buôn gánh bán bưng)

- Thu gom rác, phế liệu

- Bốc vác, vận chuyển hàng hóa

- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách

- Bán lẻ vé số lưu động

- Làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm bảo vệ)

- Làm công việc thuộc các lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP HCM.

Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và xã hội cũng đề nghị các địa phương rà soát, thống kê và báo cáo số liệu người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đã hàng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng); người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.